midi-controller-la-gi copy

MIDI Controller là gì ? Các loại MIDI Controller nên mua năm 2021

MIDI Controller là gì ? Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ âm thanh ngày nay, không quá khó để tìm các phần mềm làm nhạc hay sản xuất nhạc trên máy vi tính của chúng ta, đặc biệt nó còn là món thiêt bị không thể thiếu cho những người làm nhạc trong phòng thu.

Vậy MIDI Controller là gì ? Cách sử dụng của MIDI Controller ? Nên mua MIDI Controller nào tốt ? Chi tiết cùng theo dõi qua bài viết dưới đây của Piano Fingers nhé các bạn.

midi-controller-la-gi-cach-cai-dat-midi-controller

MIDI Controller là gì ?

MIDI Controller là gì?

MIDI Controller là gì? Hiểu đơn giản nhất thì MIDI Controller là một thiết bị điều khiển các tín hiệu MIDI (Musical Instrumental Digital Interface hay Giao tiếp Phương tiện Âm nhạc Kỹ thuật số) trong máy tính, cũng như chơi / thu nhạc và điều khiển chức năng làm nhạc trong các phần mềm trên laptop hay các nhạc cụ điện tử có thể kết nối khác.

Tuy mỗi hãng có một thiết kế khác nhau nhưng các thiết bị này đều có những điểm chung là bao gồm bàn phím dạng gần giống piano, các nút bấm, pad, nút vặn điều chỉnh, cần gạt điều khiển và tất cả các chức năng giúp người dùng có thể thao tác chỉnh nhạc dễ dàng hơn.

MIDI Controller không phải là nhạc cụ và không thể phát ra âm thanh trực tiếp vì nó không có nguồn phát âm nên phải sử dụng một máy vi tính hay các hộp nhạc, nhạc cụ điển tử. Nhiệm vụ duy nhất của nó là đóng vai trò làm thiết bị chỉnh / chơi nhạc.

Thiết bị này hiện nay khá phổ biến và có rất nhiều loại trên thị trường, đủ loại từ 25 phím, 49 phím, 61 phím, 88 phím… Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn để lựa chọn cho phù hợp với bản thân.

midi-controller-la-gi

Sơ đồ kết nối cơ bản của 1 phòng thu, đương nhiên không thể thiếu 1 MIDI Controller.

Xem thêm: Làm thế nào để trở thành Music Producer cho người mới bắt đầu

Những thông số về MIDI Controller mà bạn nên biết

Các nút điều khiển: Điều dễ dàng nhận thấy là trên bảng điều khiển midi controller có khá nhiều núm, nút vặn, nút gạt điều khiển giúp người dùng điều chỉnh phần mềm hay bất kì thiết bị nào kết nới với controller của mình.

Số phím: MIDI Controller có các số phím khác nhau nhưng thông dụng nhất vẫn là 25, 49, 61 và 88 phím.

Công nghệ bàn phím: Công nghệ phím Weighted Hammer Action (phím nặng, hợp với mục đích sử dụng các nhạc cụ truyền thống với độ biểu cảm cao), Công nghê  phím Semi-weighted Action (phím nặng vừa cho nhu cầu đa dạng mọi dòng nhạc), Công nghệ phím Synth Action (thích hợp cho những người chơi nhạc điện tử…)

Chế độ I/O: ulôn có cổng kết nối thiết bị bên ngoài gồm có chế độ In / Out rõ ràng có thể kết nối qua đầu cắm hoặc là USB.
Còn nhiều thông số khác bạn có thể tham khảo chi tiết từng sản phẩm để nắm rõ và trực quan hơn. Cách tiện nhất là bạn nên hỏi người bán để họ tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
midi-controller-la-gi

MIDI Controller Novation Launchkey 61 MK2

Cách chọn MIDI Controller phù hợp 

MIDI Controller có nhiều loại và với người mới chơi thì rất khó tìm được loại dòng phù hợp với nhu cầu. Việc chọn được dòng sản phẩm phù hợp sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian và tiền của. Bạn có thể tham khảo các cách chọn Midi Controller dưới đây:

1. Chọn theo mục đích

Đầu tiên bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng Midi Controller.

+ Nếu dùng vì sở thích, sử dụng tại các phòng thu gia đình, phòng thu tại gia thì nên chọn phân khúc giá rẻ 3 triệu đồng đổ lại.

+ Nếu dùng cho phòng thu chuyên nghiệp thì chọn ở phân khúc giá cao. Giá càng cao tỷ lệ thuận với các chức năng, hiệu suất điều chỉnh âm thanh và khả năng kết hợp với thiết bị ngoài tối ưu hơn.

+ Nếu bạn muốn mua để hỗ trợ việc tập piano thì chọn mua thiết bị có phím đàn tốt, cảm nhận độ nhạy, độ nặng phù hợp khi dùng thử. Tương tự với trống, bạn chú trọng vào phần pad của thiết bị.

midi-controller-la-gi

2. Chọn mua theo phân khúc giá thành 

Midi Controller có 2 phân khúc giá thành rõ rệt từ phân khúc giá rẻ cho đến giá cao. Giá các càng thì càng nhiều chức năng, càng nhiều tối ưu hơn.

Midi Controller giá rẻ giá trong khoảng từ 2 triệu đến 5 triệu đồng. Ví dụ: M-Audio KeyStation mini 32, M-Audio KeyStation 49ES, M-Audio Oxygen 25 IV.

+ Midi Controller giá tầm trung trong khoảng 5 – 7 triệu đồng. Ví dụ: Roland A-300PRO-R, Roland A-500PRO-R, M-Audio Oxygen 61 IV.

Midi Controller giá cao trong khoảng 10 – 20 triệu đồng. Ví dụ Roland A-88, M-Audio Axiom Air 61, Arturia KeyLab 61

Cách sử dụng MIDI Controller

Hiểu rõ cách sử dụng Midi Controller trước khi bắt đầu tiếp xúc với sản phẩm sẽ giúp bạn đỡ mất thời gian khi tìm hiểu và sử dụng thiết bị.

Đầu tiên, bạn cần cài đặt phần mềm drivers đi với phần cứng khi nhận được sản phẩm. (*) Và thực hiện tuần từ theo các bước dưới đây:

– Cắm một đầu vuông của USB vào Midi,  đầu còn lại kết nối với cổng USB của hệ thống máy tính. Nếu MIDI của bạn không nhận hỗ trợ nguồn từ máy tính, bạn sẽ cần kết nối thêm với nguồn điện bên ngoài.

– Khởi động MIDI Controller, nhấn Control và dấu phẩy để đặt tùy chọn và cài đặt, sau đó bấm vào tab MIDI/Sync.

– Bạn đã thiết lập thành công được bộ MIDI của mình. Sau đó bạn sẽ thấy các mục I/O trong phần Cổng của thiết bị. Bật công tắc theo dõi lên và giờ đây bạn đã có thể kết nối các nhạc cụ và phát chúng trực tiếp cùng lúc với MIDI Controller.

– Kiểm tra kết nối của các thiết bị khi đèn vàng bắt đầu nhấp nháy ở góc trên bên phải

(*) Chỉ áp dụng nếu bạn sử dụng máy tính chạy hệ điều hành Windows, riêng HĐH MacOS của Macbook thì không cần cài drivers mà thiết bị sẽ tự động được nhận dạng, bạn chỉ cần cắm dây vào và sử dụng.

Các loại MIDI Controller phổ biến trên thị trường

MIDI Controller có nhiều loại tùy vào nhu cầu sử dụng của từng người. Nhìn chung, MIDI Controller có các loại phổ biến là loại 25 phím, 49 phím, 61 phím, 81 phím… đôi khi là 32 phím, 37 phím, 73 phím, 76 phím. Kích thước cũng sẽ khác nhau tùy theo số phím và loại phím (full size, mini size).

Khi mua trên thị trường, các nhà phân phối thường chia ra làm 2 loại chính là:

MIDI Controller phím ít: Là các loại 25, 32 phím. Phù hợp cho dòng nhạc có độ lặp cao như Hiphop, R&B, EDM. Kích thước nhỏ gọn dễ dàng mang đi mang lại.

MIDI Controller phím rộng: Là các loại 49, 61, 88 phím. Phù hợp cho dòng nhạc nhẹ, nhạc dân tộc, cổ điển hay pop, rock, funky, bolero, blues, jazz. Bàn phím to, full chức năng, ưu tiên cho những studio và các producer chuyên nghiệp. Điểm khác biệt với dạng phím ít là vừa có phím, vừa có núm vặn, pad và fader.

Xem thêm: Synthesizer là gì? Top 5 synthersizer tốt nhất trên thị trường năm 2021

Bạn có thể chọn mua sản phẩm của các hãng sau:

– MIDI Controller M-Audio,

– MIDI Controller Nektar,

– MIDI Controller Akai,

– MIDI Controller Yamaha,

– MIDI Controller Novation,

– MIDI Controller Roland,

– MIDI Controller Arturia.

midi-controller-la-gi

Dù MIDI Controller ít được đánh giá cao về công nghệ phím nhưng riêng mẫu Arturia Keylab 88 MKII với Weighted Hammer Action cũng làm cho những người chơi piano khó tính nhất phải gật đầu.

Kết luận MIDI Controller là gì ?

Tóm lại thì MIDI Controller là gì ? Thực chất nó chỉ là một công cụ thể tối ưu hóa các phần mềm máy tính giúp bạn sản xuất hay tạo ra các bản nhạc một cách hiệu quả và tiện lợi nhất.

Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã có cái nhìn cụ thể về MIDI Controller là gì rồi và chúc các bạn sớm tìm mua được thiết bị phù hợp với nhu cầu của mình.

Cùng mình xem thử clip giới thiệu Arturia Keylab 88 MKII bên dưới này nhé: