music producer

Làm thế nào để trở thành Music producer cho người mới bắt đầu

music producer

Music producer là một trong những công việc siêu ‘’Hot ‘’ hiện nay và cực kì thu hút những bạn trẻ có niềm đam mê với âm nhạc. Bởi lẽ công việc này vừa kiếm lại thu nhập ‘’ khủng “ lại vừa là nơi để bạn thổ lộ, bộc bạch, thỏa sức sáng tạo hết tâm tư tình cảm vào những giai điệu của chính bạn tạo ra. Tuy là công việc xu hướng nhưng đa số các bạn trẻ đều bắt đầu và bỏ giữa chừng vì một vài lí do khách quan là : Quá khó, mù tịt về công nghệ, không biết cách hoà âm phối khí, cách xếp bè như thế nào, học mãi chẳng thấy khá hơn chút nào,… Nắm bắt được tâm lí đó, piano fingers đã chọn lọc những phương pháp, cách thức cơ bản, giúp bồi dưỡng thật vững nền tảng âm nhạc cho các bạn. Giúp tư duy phát triển theo đúng hướng, bạn sẽ hiểu và tìm được phong cách, thẩm mỹ âm nhạc riêng để hướng đến. 

Vậy music producer là gì ?

Nhà sản xuất âm nhạc – Music producer, là người tài năng, dùng những giai điệu nốt nhạc, nhạc cụ, những kiến thức để tạo nên một bản nhạc với nhiều màu sắc, phong cách khác nhau. Một music producer sẽ đi song song với nền âm nhạc của một quốc gia. 

Là một người thầm lặng, cống hiến, tạo nên những bản hit mà ít ai biết đến. Công việc này khá là quan trọng bởi nó quyết định 80% để tạo nên một bài hát hay. Ví dụ Sơn Tùng M-TP cần sản xuất một album mới thì công việc của music producer là cần phải chọn lựa, tính toán bố cục, các nhạc cụ như thế nào cho hợp lí để bài hát có thể mang đến màu sắc đúng gu của người hát. Sau khi đã phối xong thì bạn cần phải mix, master để hiệu chỉnh âm lượng và nhiều thứ khác sao cho thật trau chuốt, để sản phẩm trở thành một thứ khiến người nghe cảm thấy hiểu được, thoải mái với thứ âm nhạc họ đang nghe. 

Những yếu tố cần thiết để bạn có thể trở thành music producer

  • Đầu tiên là phải có đam mê : Bạn phải thật sự có niềm đam mê to lớn đối với âm nhạc để vượt qua những lúc chán nản nhất. Thiên tài sinh ra chỉ có 1% là tài năng, 99% còn lại nằm ở sự cần cù. Sản xuất ra được một sản phẩm âm nhạc đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn, tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc.
  • Có khả năng làm việc dưới áp lực : Như đã giới thiệu ở trên, để làm music producer thì bạn phải chịu rất nhiều áp lực mới có thể làm việc.
  • Tài năng : Không cần quá xuất sắc như Beethoven hay Mozart nhưng cần phải đủ để tạo nên sự khác biệt trong những sản phẩm âm nhạc của mình so với thị trường.

Tập chơi một nhạc cụ

Biết chơi một nhạc cụ là lợi thế lớn nhất để trở thành một music producer : 

  • Piano, keyboard : Nhạc cụ linh hoạt nhất dành cho bạn. Bộ môn piano, keyboard hiện nay cũng rất phổ biến tại Việt Nam. Những khoá học piano, keyboard hiện nay cũng rất nhiều, nhưng lời khuyên là nên chọn lựa những người đã có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, điều đó sẽ giúp bạn học đúng phương pháp hơn.
  • Ngoài piano, keyboard thì còn rất nhiều nhạc cụ phổ biến khác như trống, guitar, bass. Tốt nhất thì hãy học cho vững piano, sau đó bạn có thể học thêm trống, guitar, bass, hiểu thêm về nguyên lí nhạc cụ, dễ dàng phân chia bố cục cho công việc làm nhạc sau này.

Tập phối, remix lại những bản nhạc nổi tiếng 

Không cần quá hay, bạn chỉ cần thử tự tính toán, sắp xếp những nhạc cụ cơ bản : Trống, piano, guitar, String, bass… sao cho hợp lí. Sau đó nghe lại bản gốc để biết được họ đã để những nhạc cụ đó ở đâu trong bài hát, cách thi triển giai điệu của nhạc cụ ấy như thế nào để nó hài hoà. Đây là một trong những bước quan trọng giúp bạn nắm được khả năng, sở trường, phong cách làm nhạc của riêng bạn cũng như phát triển thính giác.

Hoà âm cũng là một phong cách riêng, việc ứng dụng những hợp âm lạ cũng sẽ giúp bạn tạo nên một màu sắc mới cho bản nhạc. 

Sử dụng và làm chủ công nghệ 

Để lưu lại những giai điệu hay thì cần phải học cách sử dụng soundboard và những chương trình Sequencer tạo ra âm nhạc khác như : FL Studio, Pro tools, Cubase,… 

Các thiết bị cần thiết để bắt đầu làm nhạc

music producer

 

  • Máy tính cá nhân :

 

Máy tính là nơi bạn sẽ cài phần mềm làm nhạc ( Digital Audio Workstation – DAW ), để kết nối những thứ cơ bản khác như soundcard, midi controller, micro, hay cũng như là nơi để lưu trữ những project, demo, hoặc những hộp tiếng. 

music producer

 

  • Phần mềm làm nhạc ( Digital Audio Workstation ) :Phần mềm này còn có tên gọi tắt là DAW, nó được ví như một studio chuyên nghiệp được gói gọn vào phần mềm. DAW còn thể hiện mạnh mẽ sức mạnh qua việc có thể làm được mọi công đoạn thu âm được nhiều track, hoà âm phối khí, sound design, hay mixing s mastering, nó còn thay thế cho chiếc bàn Analog mixer, và vô số các thiết bị khác trong studio như compresser và equalizer.

Những phần mềm cực kì chuyên nghiệp trong cuộc đua công nghệ này như : Cubase, Logix Pro X, FL Studio, Ableton, Reason, Pro tools, Studio One,… dao động khoảng từ  $200 đến $500. Những phần mềm này bao gồm một kho nhạc cụ giả lập VST ( hộp tiếng ) và vô vàn các tính năng khác như : Plugin FX, mixing,… Ngoài ra, có một vài phần mềm miễn phí như : REAPER và Cakewalk thì cũng không thua kém gì khác đối thủ khác. Tuy nhiên, vì phần mềm miễn phí nên các hiệu ứng, hộp tiếng và các Plugin sẽ không được đa dạng và phong phú. 

music producer

 

  • Soundcard :

 

Đây chính là card âm thanh, có nhiệm vụ xử lí và chuyển hoá âm thanh từ tín hiệu analog thành tín hiệu digital và ngược lại. 

Đầu vào ( input ) để kết nối nhạc cụ, micro,…Đầu ra ( output ) thường là ra loa kiểm âm hoặc tai nghe. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều các loại soundcard khác nhau với nhiều mẫu mã và phân khúc khác nhau. Càng nhiều input, output, Preamplifier,… thì càng xịn, giảm độ trễ càng nhiều có thể kể đến như : Focurite, Presonus,…

music producer

 

  • Đàn piano điện hoặc Midi controller :

 

Là nơi để tạo nên những giai điệu thông qua những hộp tiếng trong phần mềm. Giá cả của midi controller, piano điện thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố : Số phím, độ nặng cân đối để tạo nên âm thanh chân thật,… Tuỳ vào khả năng của người chơi và nhu cầu sử dụng để bạn có thể lựa cho mình được những lựa chọn phù hợp.