xác định giọng trong bài hát

Làm thế nào để xác định giọng của một bản nhạc, một bài hát?

Xác định giọng của một bài hát, một bản nhạc là một yếu tố quan trọng để có thể nắm bắt được từng nốt nhạc và biết cách chơi đàn hay hát bản nhạc đó.

Đây có thể xem là bước đầu tiên trong quá trình người chơi nhạc làm quen với bài hát. Vậy để xác định được giọng của một bài hát, chúng ta cần hiểu rõ những vấn đề gì hay học thuộc những công thức nào? Tìm hiểu thêm các thông tin này với bài viết dưới đây.

1. Cách xác định giọng của một bài hát và nguyên tắc dấu hóa khi xác định giọng

Về cách xác định giọng của một bài hát, một bản nhạc, bạn cần nhớ rõ quy tắc then chốt là phải thuộc lòng thứ tự xuất hiện của dấu hóa trong hóa biểu. Đây là quy tắc mà người chơi nhạc cần phải thuộc làu như cách mà chúng ta học thuộc một bảng cửu chương trong toán học vậy. Đây là tiền đề rất quan trọng cho việc áp dụng vào những công thức xác định dấu hóa bản nhạc sau này.

Những nguyên tắc dấu hóa khi xác định giọng của một bài hát mà người chơi nhạc cần phải nắm:

  • Thứ tự xuất hiện của dấu giáng trong hóa biểu theo vòng quãng 5 đi xuống: 

Bb – Eb – Ab – Db – Gb – Cb – Fb

Si – Mi – La – Re – Sol – Do – Fa

B E A D G C F

  • Thứ tự xuất hiện của dấu thăng trong hóa biểu theo vòng quãng 5 đi lên:

F# – C# – G# – D# – A# – E# – B#

Fa – Do – Sol – Re – La – Mi – Si

F C G D A E B

xác định giọng trong bài hát

2. Cách xác định giọng trong một bản nhạc có dấu thăng

Để xác định giọng của một bản nhạc có dấu thăng thông thường sẽ được thực hiện qua ba bước sau đây:

Bước 1: Xác định hóa biểu của bản nhạc

Bước 2: Xác định 2 giọng song song với hóa biểu đó

Bước 3: Xác định nốt nhạc kết thúc – chủ âm của giọng.

Chủ âm giọng trưởng thường nằm trên chủ âm giọng thứ song song 1 quãng 3 thứ, vậy nên nếu xác định được một trong hai giọng song song là có thể tìm ra giọng kia thông qua công thức:

Giọng trưởng – 3m = Giọng thứ

Giọng thứ + 3m = Giọng trưởng

Các công thức cụ thể trong việc xác định giọng trong bản nhạc có dấu thăng:

Công thức 1: # cuối + 2m = Giọng trưởng

Chẳng hạn, hóa biểu 1 thăng (# cuối là F#), lên quãng 2 thứ sẽ có giọng Sol trưởng (G major).

Công thức 2: # cuối – 2m = Giọng thứ

Chẳng hạn, hóa biểu 1 thăng (# cuối là F#), xuống quãng 2 trưởng sẽ có giọng Mi thứ (E minor).

Như vậy có thể thấy, trong 1 hóa biểu sẽ có 2 giọng song song nhưng trong 1 bài hát thông thường hoặc trong 1 đoạn nhạc phải có 1 trọng 2 giọng đó. Ví dụ, trong trường hợp chủ âm G major cao hơn chủ âm E minor ở quãng 3 thứ. 

xác định giọng trong bài hát

3. Cách xác định giọng trong một bản nhạc có dấu giáng

Về cơ bản, việc xác định giọng trong một bản nhạc có dấu giáng cũng sẽ gồm 2 bước, bắt đầu từ bộ có 2 dấu giáng trở lên với công thức cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định dấu giáng áp cuối thông qua chủ âm giọng trưởng: Giáng (b) áp cuối = Giọng trưởng

Ví dụ: Hóa biểu 3 giáng (Bb – Eb – Ab), giáng áp cuối là Eb, ta có giọng trưởng là Mi giáng trưởng (Eb major).

Bước 2: Xác định giọng thứ từ giọng trưởng đã biết theo công thức: Giọng trưởng – 3m = Giọng thứ

Ví dụ: Đã biết chủ âm giọng trưởng là Si giáng (Bb major), xuống đến quãng 3 thứ ta có chủ âm giọng thứ song song là Sol (G minor).

Trong trường hợp hóa biểu có 1 giáng (Bb) thì sẽ được xác định theo công thức:

Giáng + 3M = Giọng thứ

Giáng – 4P = Giọng Trưởng

Giọng trưởng chính là F trưởng và thứ song song là D thứ.

Xác định giọng cho một bản nhạc, một bài hát là yếu tố đầu tiên cần thực hiện trước khi muốn hát hay chơi nhạc chuyên nghiệp. Chính vì thế, để thành thạo, người chơi nhạc cần rèn luyện nhiều hơn nữa.

Việc thường xuyên luyện tập xác định giọng bản nhạc rất có ích cho việc chơi nhạc sau này của chúng ta. Hy vọng các thông tin được chia sẻ trong bài viết này phần nào giúp bạn có thêm dữ liệu cho việc học của mình nhé!

Xem thêm nhiều mẫu piano tại Pianofingers nhé!