hợp âm 7

Hợp Âm 7 Của Nhạc Cụ Piano Và Cách Sử Dụng

Để bắt đầu quá trình học nhạc một cách chuyên nghiệp, việc tìm hiểu và làm quen với các lý thuyết cơ bản là không thể bỏ qua. Hợp âm 7 là một trong những phần quan trọng trong việc chơi đàn piano. Vậy cụ thể hợp âm 7 là gì và làm thế nào để có thể sử dụng hợp âm 7 một cách chuẩn chỉnh nhất cho bản nhạc của mình?

Định nghĩa về hợp âm 7

Trong một bản nhạc cơ bản ở cung Do trưởng © thì sẽ gồm 6 hợp âm là C, F, G, Am, Dm, E. Những hợp âm này được tạo nên bởi ba nốt nhạc ở bậc 1, 3, 5, trong đó, hợp âm đô trưởng sẽ gồm có Do, Mi, Sol, và hợp âm F có Fa, La, Do,… Từ công thức tính đó, khi thêm 1 nốt ở bậc 7 thì sẽ tạo ra một hợp âm hình thành bởi 4 nốt nhạc. Chẳng hạn E7 sẽ gồm Mi, Sol thăng, Si, Rê. 

Vậy bắt đầu từ đâu mà tên gọi hợp âm 7 ra đời? Không phải ngẫu nhiên mà người ta hay quan tâm đến nguồn gốc của các tên gọi trong âm nhạc, vì nguồn gốc tên gọi của các hợp âm sẽ giúp người chơi nhạc dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ cấu trúc của nó. 

Trong bộ hợp âm 7 sẽ gồm có: Hợp âm át 7, hợp âm trưởng 7, hợp âm thứ 7, hợp âm 7 giảm, hợp âm 7 bán giảm. Theo đó, nguồn gốc tên gọi của hợp âm át 7 bắt nguồn từ tên của cấp âm giai mà chúng được hình thành. Hợp âm thứ 7, trưởng 7 và 7 giảm được xác định thông qua loại hợp âm và quãng 7 hình thành nên nốt nhạc.

Đặc điểm của các loại hợp âm 7

hợp âm 7

Thông thường người nghe những bản nhạc hợp âm 7 sẽ có cảm giác không được thuận tai cho lắm. Tuy nhiên, thực tế để đệm các bản nhạc Việt bằng hợp âm 7 một cách xuôi tai nhất, tốt hơn hết nên sử dụng hợp âm 7 tạo ở bậc 5 của âm giai. 

Chẳng hạn, trong bộ 6 hợp âm dùng để đệm các bài nhạc cung Do trưởng hoặc La thứ, sẽ chỉ có 2 hợp âm có thể chuyển qua hợp âm 7 là hợp âm Sol 7 – hợp âm được tạo ở bậc 5 của âm giai Do trưởng và E7 – hợp âm tạo ở bậc 5 của âm giai La thứ.

Vậy có thể kết luận, để sử dụng hợp âm 7 một cách chất lượng nhất thì thay vì 6 hợp âm, người chơi nhạc nên sử dụng từ 8 hợp âm. Một bài nhạc được chơi ở cung Do trưởng sẽ có hợp âm đô trưởng, hợp âm Fa trưởng, hợp âm Sol trưởng, hợp âm Sol 7 và hợp âm La thứ, hợp âm Rê thứ, hợp âm Mi trưởng và hợp âm Mi 7. 

Những điểm cần lưu ý khi sử dụng hợp âm 7

Nghe có vẻ khá phức tạp, tuy nhiên để sử dụng hợp âm 7 một cách thuần thục, người chơi nhạc chỉ cần nhớ 3 điểm chính sau đây:

  • Chỉ dùng hợp âm 7 cho những hợp âm ở bậc 5.
  • Sau khi đã dùng hợp âm 7 thì nên chuyển về chủ âm. Nghĩa là ví dụ trong 1 bản nhạc ở cung C, sau khi đã dùng G7 thì chuyển về C, hoặc sau hợp âm E7 thì trở về hợp âm Am và thường dùng cặp hợp âm G7 – hợp âm Đô trưởng hoặc E7 – Am ở cuối đoạn nhạc.
  • Hãy nhớ nốt ở bậc 7 phải cách chủ âm 1 cung. Chẳng hạn, hợp âm C7 gồm Do Mi Sol Sib.

Cũng có thể thấy, sau này khi đi vào chơi thể loại nhạc blues thì hầu như tất cả các hợp âm căn bản đều được chuyển thành hợp âm 7 chứ sẽ không chỉ hạn chế ở riêng trường hợp âm bậc 5. Hợp âm 7 là loại hợp âm rất thông dụng với các loại nhạc trẻ, hiện đại. 

Các loại hợp âm 7 có thể nói là cực kỳ đa dạng về các loại mà chúng sở hữu. Để có thể làm tốt nhất cho bản nhạc của mình, người học nhạc cần nắm được những kiến thức cơ bản cũng như biết cách sử dụng hợp âm 7 một cách hợp lý. Hy vọng các thông tin trên đây đã phần nào giúp bạn có thêm được nguồn thông tin mà mình đang tìm kiếm. 

Xem thêm nhiều mẫu piano tại Pianofingers nhé!