Nội dung bài viết
Các bạn đã biết Metronome là gì chưa? Thật ra Metronome ( Máy đếm nhịp piano ) không quá xa lạ với những người chơi nhạc, từ những người mới bắt đầu tới những người nghệ sĩ chuyên nghiệp, tất cả đều phải sử dụng qua để luyện tập và trình diễn được tốt hơn.
Tuy nhiên với nhiều người hoàn toàn mới và chỉ mới bắt đầu không phải ai cũng biết được Metronome là gì? hay Metronome dùng để làm gì? Cho nên trong bài viết này, Piano Fingers sẽ chỉ cho các bạn biết nhé!
Metronome là gì ? ( Máy đếm nhịp piano là gì ? )
Metronome hay còn gọi máy tạo nhịp / máy đếm nhịp là 1 thiết bị tạo ra tiếng tíc hoặc 1 âm thanh ta nghe được trong 1 khoản thời gian đều nhau, tốc độ có thể được thiết lập bởi người dùng, thường tính bằng số nhịp mỗi phút hay BPM ( beats per minute ).
Metronome với nhiệm vụ điều chỉnh chính xác tiếng gõ nhịp để người chơi nhạc có thể giữa đúng tốc độ theo nhịp như nhịp 2/4, nhịp 3/4, nhịp 4/4…
Những người nhạc sĩ thường sử dụng thiết bị này để luyện tập, thực hành chơi nhạc theo nhịp độ cố định (hay còn gọi là tempo). Ngày nay, cũng giống như đồng hồ theo sự tiến bộ của công nghệ, bạn không cần phải mua metronome làm gì nữa mà nó đã được tích hợp sẵn trong các ứng dụng điện thoại hay thiết bị thông minh.
Metronome để làm gì ? ( Máy đếm nhịp piano để làm gì ? )
Đầu tiên, chúng ta điểm sơ 1 số thuật ngữ liên quan nhé.
Tempo là gì ?
Tempo chính là nhịp độ trong âm nhạc dù bạn đang chơi bất kì thể loai nhạc nào, dù bạn đàn hay hát, thì bản nhạc đó vẫn phải dựa trên một nhịp độ đều đặn xuyên suốt toàn bài. Sự đều đặn ổn định này là mấu chốt cơ bản cũng như quan trọng nhất trong âm nhạc, dù bạn chơi nhịp nhanh hay chậm, thì vẫn phải đều nhịp.
Tempo có ba nhóm cơ bản là: chậm – vừa – nhanh. Nhưng đôi khi thế nào là nhanh và thế nào là chậm, ai sẽ là người đặt ra tiêu chuẩn cho những thứ đó, sự ước lượng thực ra chỉ mang tính chất tương đối và từ đó người ta tạo ra Metronome (máy đếm nhịp) để quy định nhịp độ (tempo) một cách chính xác hơn. Nhịp độ sẽ giúp kết nối toàn bộ từng phần của bài hát thành một mạch chảy liên tục và mạch lạc, dù là nhanh hay chậm thì người nghe cũng không bị cụt hứng đột ngột khi nghe bạn biểu diễn. Nói một cách khác, nếu bạn đánh loạn nhịp khi trình diễn, thì màn trình diễn của bạn sẽ gây khó chịu cho người nghe, nói cách khác thì buổi biểu diễn của bạn xem như vứt.
Nói tảng mạng ra ngoài tempo một tí, một số bạn hỏi sao phân biết dòng nhạc bằng tempo được. Việc này về cơ bản hoàn toàn được. Ngày trước, bạn có thể theo công thức như thế này để hình dung (chỉ mang tính chất tham khảo):
HardStyle Tempo: 138-150bpm
Nếu chúng cùng chung một dòng nhạc bạn sẽ dễ dàng nhận ra nó là nhánh con nào qua việc căn cứ vào tempo gốc của chúng. Nhưng nếu chúng khác dòng mà nhìn tempo thì làm như thế nào? Có những dòng nhạc giao thoa nhau tempo, ta không thể nhìn tempo và phán ngay được. Cái này tùy thuộc vào chúng ta phải nghe qua bài đó trước. Giống như nhìn vào bức tường âm thanh chúng ta sẽ thấy màu sắc và mật độ những viên gạch. Chúng ta sẽ nhận ra những âm thanh đặc trưng của mỗi dòng khi nghe và quay lại nhìn tempo để biết nó là nhánh con nào của dòng gì.
Tuy nhiên, ngày nay rất khó để xác định dòng nhạc. Vì một bản nhạc trance có một sound hay, người ta sẽ mô phỏng nó và áp dụng vào house. Hay ngay cả DJ Project cũng Sync Dubstep vào Progessive House.
Cho nên để phân biệt dòng nhạc là rất khó. Khái niệm và ranh giới giữa các dòng nhạc ngày càng mơ hồ vì nhạc ngày càng phát triển và sinh ra nhiều nhánh con. Tuy nhiên vẫn có những ranh giới tempo không nên vượt qua.
Metronome có quan trọng không?
Về mặt tự nhiên, hầu như tất cả chúng ta đều không có khả năng bẩm sinh để giữ nhịp chính xác 100% được. Nên vai trò của Metronome khá là quan trọng, đôi lúc người ta hay dậm chân để giữ nhịp mà không cần Metronome, tuy nhiên để biết chính xác bạn đang chơi tempo bao nhiêu thì không thể nào biết con số cụ thể được. Cho nên phải tập luyện đủ lâu để có khả năng cảm nhận được tempo cho mình (thường là nhận ra những tempo phổ biến và quen thuộc, chứ cũng không thể nghe sơ qua và phán chính xác trừ khi bạn là siêu nhân…)
Ngoài ra lợi ích khác của việc tập với Metronome là nó giúp bạn đo lường được tiến trình tập luyện của mình, tương tự như việc nhiều người ước lượng thời giờ đã trôi qua bằng việc nghe 1 album nhạc yêu thích, khi nghe xong bạn biết rằng thời gian đã trôi qua như thời lượng của album đó.
Bên cạnh đó, Piano Fingers cũng muốn nói với bạn rằng không phải mục tiêu duy nhất của việc luyện tập là đánh nhanh, thật ra đánh chậm còn khó hơn nhiều, quan trọng là phải đúng nhịp. Vấn đề chính chinh là khả năng làm chủ tốc độ đánh và mở rộng vùng tốc độ mà bạn có thể chơi được.
Máy đếm nhịp piano Metronome còn giúp bạn có thêm động lực tập luyện, đặc biệt là việc luyện ngón, khi sử dụng metronome bạn mới kiểm soát được tốc độ đạt được là bao nhiêu để điều chỉnh phương pháp học.
Hướng dẫn sử dụng Metronome
Nếu như không sử dụng metronome từ ứng dụng của điện thoại hay metronome có sẵn trong đàn (như piano điện, keyboard, organ…), bạn có thể sử dụng 1 thiết bị metronome bằng cách:
- Vặn dây cót vừa phải, khi vặn cảm thấy nặng thì không nên cố nữa có thể sẽ gây hỏng máy.
- Rút thanh đếm nhịp 1 cách nhẹ nhàng, tránh gây cong hoặc gãy.
- Đặt thiết bị Metronome trên 1 mặt phẳng.
- Chọn số nhịp chính xác quy định trên bài, tập từ chậm đến nhanh.
- Sau khi xử dụng metronome xong, bạn phải đậy máy đếm nhịp lại bằng nắp nhựa nhằm bảo vệ kim.
Các bước luyện tập piano cùng Metronome
- Học cách chỉnh nhịp trên Metronome. Ví dụ như nhịp 2/4, 4/4… và các ký hiệu tiếng Ý về tốc độ piano theo lý thuyết từ chậm đến nhanh.
- Bắt đầu tập với metronome ở tempo vừa phải, dễ chịu.
- Tăng dần tốc độ để cả 2 tay thích ứng kịp.
- Tập luyện nhiều hơn các đoạn nhạc khó nhằm tăng kỹ năng ngón piano.