10 cách tập piano không thể bỏ qua cho người mới bắt đầu

10 cách tập piano không thể bỏ qua cho người mới bắt đầu

10 cách tập piano không thể bỏ qua cho người mới bắt đầu này đều rất bổ ích và thiết thực để giúp cho bạn tận hưởng việc chơi piano và khám phá phong cách âm nhạc của chính mình, cho dù bạn đang theo đuổi piano như 1 sở thích lúc rảnh rỗi hay mong muốn để trở thành 1 nghệ sĩ piano thực thụ.

Điều cốt lõi của việc thành thục bất cứ bộ môn nào, không chỉ riêng môn piano, đó chính là luyện tập, luyện tập và luyện tập. Luyện tập như 1 hành trình vừa thú vị vừa chông gai để bạn đạt được mục đích của mình.

Chắc chắn rằng điều cuối cùng bạn muốn làm là cứ phải dành hàng giờ bên đàn piano chơi đi chơi lại 1 cách qua loa và thiếu sự tâm huyết vì rất tốn thời gian mà lại vô ích. Hãy tập cho mình thói quen tập luyện 1 cách nghiêm túc.

Ngoài ra bạn cũng nên nhớ rằng việc chơi piano và luyện tập piano là 2 việc khác nhau. Cũng rất là bình thường khi đôi lúc bạn chỉ muốn thư giãn và thả hồn theo những nốt đàn bên cây đàn piano của bạn sau những giờ phút học tập và làm việc căng thẳng 1 cách vô thức, chỉ mình bạn bên những bản nhạc đầy cảm hứng. Nhưng bạn cũng nên nhận thức được rằng đó không phải là 1 buổi luyện tập thực sự.

Và để thực sự cải thiện kỹ năng chơi piano của mình, có thể bạn cũng sẽ mong rằng việc nghiêm túc tập luyện sẽ đạt hiệu quả hơn nhờ những phương pháp hữu ích, đó cũng là những gì bạn sẽ nhận được khi làm theo 10 cách tập piano không thể bỏ qua cho người mới bắt đầu này.

Xem thêm: Học đàn piano bao lâu thì thành thạo?

Hãy sử dụng chúng để mỗi buổi thực hành piano hiệu quả nhất có thể, còn bây giờ hãy để Piano Fingers chỉ cho bạn biết 10 cách tập piano không thể bỏ qua cho người mới bắt đầu nhé.

10 cách tập piano không thể bỏ qua cho người mới bắt đầu

1. Lên kế hoạch cụ thể

Cũng giống như bất cứ thứ gì khác mà bạn đang muốn đạt được, bạn sẽ tìm được cách nhanh nhất và thành công nhất một khi bạn đã có 1 kế hoạch cứng rắn. Bạn hầu như sẽ phải có những mục tiêu lâu dài trên con đường âm nhạc mà bạn muốn học hỏi hay các kỹ năng mà bạn muốn có được.

Hãy đảm bảo bạn luôn luôn bắt đầu mỗi buổi tập với 1 kế hoạch cụ thể. Điều bạn hi vọng sẽ có được khi thực hiện những buổi tập luyện này là gì? Những điều cụ thể nào mà bạn muốn tập trung hơn để biến nó thành hiện thực sớm nhất có thể?

Có lẽ bạn sẽ muốn luyện liên tục cho các bản nhạc của mình. Sẽ rất hợp lý nếu bạn sử dụng thời gian luyện tập của mình qua các bản nhạc của bạn và hãy dừng lại càng ít càng tốt.

Hay có khi, bạn sẽ nghĩ rằng mình cần chuẩn bị kĩ càng hơn cho phần giai điệu lộn xộn của mình ở đâu đó giữa chừng bản nhạc và mình đừng cố tiếp tục chơi khi sẽ phải gặp vấn đề với nó. Thay vào đó hãy cứ chơi đi chơi lại và đi thẳng vào vấn đề.

Hay là bạn có đang cố thành thạo độ biểu cảm âm nhạc sâu sắc hơn với bản nhạc của mình? Trong trường hợp này, đừng để bạn bị ám ảnh quá với việc phải chơi đúng hết các nốt và giai điệu, thay vào đó hãy tập trung cảm nhận bản nhạc của bạn 1 cách cảm xúc nhất có thể và để âm nhạc kết nối với bạn.

Bạn sẽ nhận ra rằng khi bạn đổi sự tập trung từ phần lý thuyết khô khan của việc mình phải chơi sao cho đúng sang làm cách nào để chơi nó hay nhất có thể sẽ hiệu quả hơn nhiều, cũng không có gì sai khi đôi khi các nốt và giai điệu bị rơi rớt vài chỗ, vì cuối cùng những gì bạn cảm nhận được mới là quan trọng, cứ tiếp tục tập và việc khắc phục các lỗi đó sẽ không còn đem lại cho bạn căng thẳng nữa.

2. Chủ động lắng nghe bản thu chất lượng cho các bản nhạc của chính mình

Cứ ghi nhớ rằng bộ não của bạn cũng giống như 1 cục xốp đang hấp thu âm nhạc mà bạn nghe được. Bạn càng để nó thấm lâu âm thanh của bản nhạc, thì bạn càng dễ dàng hơn để truyền tải được nó..

Hãy nghe nhạc 1 cách ý thức khi bạn đang học tập.

Lắng nghe 1 cách ý thức là hoạt động độc đáo đáng để bạn quan tâm. Khi bạn chủ động nghe để học nhạc, hãy dừng tất cả các hoạt động khác và bóc tách chúng. Đừng cố gắng dọn dẹp nhà cửa, lái xe hay lướt Internet khi bạn đang nghe.

Thay vào đó, hãy nhắm mắt lại và thực sự tập trung vào âm thanh của bản nhạc. Hãy nghĩ 1 cách logic về những gì đôi tay bạn phải làm để tạo ra những âm thanh đó. Mở sheet nhạc lên và đánh theo. Nghe đi nghe lại nhiều lần để quan sát và tiếp thu mọi thứ đang diễn ra trong bản nhạc.

Sau đó tiếp tục lặp lại hoạt động này nhiều lần trong suốt quá trình học của bạn, đặc biệt là trước khi bạn bắt tay vào luyện tập.

3. Cất sheet nhạc đi và học nó

Đây là 1 cách khá công hiệu khi bạn lần đầu bắt đầu 1 bản nhạc mới và nó cũng đáng để bạn làm theo trong suốt cả quá trình học đàn của mình.

Trước khi bắt đầu 1 bản nhạc mới, hãy dành thời gian để quan sát tấn tần tật về nó. Bạn mong đợi nó sẽ như thế nào? Bản nhạc đang cố truyền đạt hay miêu tả điều gì? Suy nghĩ bao quát về mọi khía cạnh logic khác của bản nhạc như time signature, key signature, lộ trình, cách đi ngón, vâng vâng…

Như mình đã nhắn ở trên, hãy lập kế hoạch chắc chắn về những việc bạn sẽ làm khi truyền tải lại bản nhạc đó trên cây đàn piano của mình. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo việc bắt đầu học bản nhạc của mình nhanh chóng và hiệu quả.

4. Hãy chia bản nhạc của bạn thành từng đoạn nhỏ

Đôi khi, chơi bản nhạc từ đầu đến cuối sẽ rất hợp lý. Bạn có thể làm điều này trước tiên, để nhắm chừng toàn bộ bản nhạc 1 cách bao quát. Tuy nhiên, khi bạn đã sẵn sàng luyện tập, hãy chia bản nhạc của mình thành từng đoạn nhỏ mà bạn có thể chơi tốt.

Tập trung vào luyện tập các đoạn phrase, cho dù nó là 2, 4 hay 8 cùng 1 lúc. Những cách khác để chia đoạn bản nhạc sẽ là luyện tập qua hết section A, phần exposition hay cho đến lúc lặp lại đầu tiên. Cho dù bạn chọn cách tiếp cận như thế nào, hãy tìm điểm bắt đầu và kết thúc rõ ràng cho bản nhạc của mình.

Đừng dừng lại ở trang đầu tiên chỉ vì đã đến cuối trang.

Chơi đến cuối đoạn phrase sẽ hầu như có nghĩa rằng bạn sẽ phải dừng lại ngay trước khi kết thúc 1 trang hoặc tiếp tục chơi 1 vài phần nhỏ ở trang tiếp theo.

5. Luyện tập 1 cách chậm rãi

Luyện tập 1 cách chậm rãi chắc chính là kỹ năng quan trọng nhất để chơi đàn piano. Khá là hấp dẫn khi bạn luôn muốn chơi nhạc theo đúng tempo gốc, nhưng điều kỳ diệu chỉ xảy ra khi bạn luyện tập 1 cách chậm rãi. Đây chính là cách bạn đạt được độ chính xác, trau dồi kỹ năng kỹ thuật và rèn luyện đôi tay để đạt được sự hoàn hảo.

1 số người cho rằng họ không thể chơi nhạc một khi nó đã chậm đi và họ sẽ mắc nhiều lỗi hơn. Đây là 1 dấu hiệu chắc chắn rằng việc luyện tập 1 cách chậm rãi rất là quan trọng! Nếu bạn không thể chơi lúc chậm, thì bạn sẽ không thể chơi tốt khi chơi nhanh hơn.

Nên là khi bạn chơi chậm rãi 1 cách chính xác, nó sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian luyện tập khi duy trì cùng mức độ chính xác khi bạn chơi nhanh hơn (khi chơi đúng tempo gốc).

10 cách tập piano

6. Sử dụng hai tay 1 cách độc lập

Đừng ngại chia 2 tay ra bất cứ khi nào cần thiết cho việc luyện tập của bạn. Có thể đôi khi bạn có thể đọc và đánh theo bằng cả 2 tay mà không gặp vấn đề gì.

Tuy nhiên, nếu như đến đoạn bạn bắt đầu cảm thấy quá phức tạp hay lộn xộn, hãy thực hiện bài tập 1 cách riêng biệt từng tay một cho đến khi nhuần nhuyễn.

7. Luyện tập phần nhịp điệu

Các nghệ sĩ piano thường nổi tiếng với việc phá cách tiết tấu và nhịp điệu trong bản nhạc. Vì phần lớn có lẽ chúng ta sẽ dành thời gian 1 mình với cây đàn nên rất dễ để bạn chấp nhận nhịp độ và chơi nhịp điệu không nhất quán và quay lại sửa những lỗi nhỏ. Tất cả những thói quen xấu này có thể gây ra các vấn đề lớn về nhịp điệu của bạn trong tương lai.

Nếu bạn đang gặp khó khăn khi chơi với nhịp đều và tempo nhất quán, hãy thử 1 trong những kỹ thuật sau:

Chơi với metronome: Nếu metronome là 1 thứ khó chịu và đáng sợ đối với bạn, đừng quá lo lắng vì không chỉ mình bạn thấy vậy. Nhiều người phải tập cách luyện tập với metronome. Hãy lùi lại vài bước với bản nhạc cũ hay 1 đoạn scale dễ và tập cùng metronome để làm quen với cách sử dụng nó.

Chơi với 1 track trống: Một số người thành công hơn cùng 1 bản nhạc nhịp điệu trên đàn piano kỹ thuật số hoặc trên 1 ứng dụng. Những track này mang lại cảm nhận hơn là metronome. Bạn có thể nghe thấy sự nhấn nhá vào các nhịp khác nhau và bạn có thể dễ dàng tiếp cận với nó hơn.

Tìm các back track để chơi cùng bản nhạc của bạn: Tùy thuộc vào thể loại nhạc bạn đang học, bạn có thể tìm thấy các bản nhạc đệm kèm theo nhạc của mình. Nếu nhạc của bạn đi kèm với đĩa CD hoặc có những sự lựa chọn download nhạc từ Internet, hãy nhớ xem thử và xem đó có phải là thứ bạn có thể chơi cùng hay không. Hay kiểm tra Youtube và xem có backing track cho bản nhạc của bạn ở đó hay không cũng là 1 cách vô cùng tiện lợi.

8. Hãy nhất quán với cách đi ngón của bạn

Cũng như bạn bắt đầu học 1 bản nhạc mới, hãy tìm cách đi ngón tốt nhất phù hợp mà bạn có thể sử dụng lâu dài. 1 trong những cách tập luyện kém hiệu quả nhất chính là mỗi lần luyện tập bạn lại đổi sang cái gì đó khác.

Khi bạn bỏ qua cách đi ngón thích hợp, bạn đã dành thời gian luyện tập quý giá của mình để học nhạc 1 cách sai trái, sau đó bạn sẽ phải quay lại sữa đổi và học lại nó theo cách đúng đắn sau này. 

9. Tìm 1 thói quen thực hành tốt và gắn bó với nó

Đôi khi phần khó nhất khi luyện tập piano chính là bắt tay vào cây đàn. Bạn rất dễ bị cuốn theo 1 lịch trình bận rộn và có đủ thứ chuyện để bạn ngụy biện mình không đủ thời gian để luyện tập piano.

Hãy làm cho việc luyện tập piano trở thành 1 thói quen có chủ đích trong 24 giờ của bạn. Lên lịch cho nó như khi bạn lên lịch cho các hoạt động và cuộc hẹn quan trọng khác.

Tìm 1 khoảng thời gian tối ưu trong ngày để luyện tập piano. 1 số người cảm thấy tinh thần tỉnh táo và minh mẫn nhất vào buổi sáng và cho việc luyện tập piano thành thói quen mỗi buổi sáng.

Những người khác có thể thấy buổi sáng khá vội vã và bận rộn và tận hưởng việc luyện tập piano như 1 cách để thư giãn vào những buổi tối. Hãy nghĩ qua về nó rồi chọn thói quen phù hợp với bạn.

Các buổi tập ngắn nhưng kéo dài thường xuyên sẽ hiệu quả hơn các buổi không thường xuyên dù bạn dành thời gian cho nó nhiều hơn. Cũng giống như học bất cứ môn gì, bạn không thể cố gắng nhồi nhét khi học piano.

Bạn chỉ cần bỏ ra 10 – 15 phút luyện tập hàng ngày để đưa bạn tiến xa hơn nhiều so với so với tập 1 buổi dài 1 tiếng mỗi tuần.

10. Hãy biết được là quá trình luyện đàn của bạn thường không đi theo 1 đường thẳng

Đừng mong đợi quá trình chơi piano của bạn luôn diễn ra 1 cách suôn sẻ. Rất nhiều trường hợp các nghệ sĩ piano dành quá nhiều thời gian luyện tập và không cảm thấy họ tiến bộ ngay lập tức. Đừng lo vì đây là 1 phần rất bình thường khi bạn luyện tập piano.

Hãy nhận thức rằng tất cả những thời gian mà bạn đã mất công bỏ ra sẽ là tiền đề cho thành tựu lâu dài của bạn. Nhưng cũng nên chấp nhận là không có phần thưởng nào sẽ xuất hiện ngay lập tức, đôi khi bạn sẽ cảm thấy rằng mọi chuyện có vẻ đi theo chiều hướng xấu đi bất chấp mọi nỗ lực của bạn.

Cảm giác đó khá là khó chịu nhưng học cách chơi 1 nhạc cụ sẽ là 1 quá trình dài đăng đẳng. Dù sao thì bạn cũng đừng quá lo lắng, tất cả sẽ được đền đáp theo thời gian.

Kết luận

Cho dù cách chơi và lối sống của bạn như thế nào, những cách trên mà mình kể ra thực sự là 10 cách tập piano không thể bỏ qua cho người mới bắt đầu.

Thách thức nhỏ cho bạn ngay sau khi đọc xong bài viết này chính là lựa chọn các phương pháp này để áp dụng thực tiễn vào trong các buổi luyện tập hàng ngày của bạn.

Hãy lưu bài viết này lại để làm theo, quen dần thì tiếp tục tới cách tiếp theo hết cái này tới cái khác, không có gì phải vội cả.

Cho dù mục đích chơi đàn piano của bạn là gì, hãy để cảm xúc của mình chi phối những nốt nhạc của bạn. Hi vọng qua những phương pháp này bạn sẽ sớm trở thành 1 nghệ sĩ piano giỏi trong tương lai.

Đọc thêm nhiều bài viết hữu ích về đàn piano tại đây.