Nội dung bài viết
Hợp âm 9 là một hợp âm thông dụng nhất được xây dựng ở bậc át (V). Các hợp âm 9 có vai trò rất quan trọng trong việc cấu thành giai điệu của một bản nhạc. Vậy cụ thể thì hợp âm 9 là gì? Các hợp âm 9 được hình thành như thế nào? Các thông tin này sẽ được cung cấp trong bài viết dưới đây.
Hợp âm 9 được cấu tạo như thế nào?
Hợp âm được hình thành bằng cách thêm vào hợp âm 7 một quãng 9 và các hợp âm 9 thông dụng nhất đều được xây dựng ở bậc át (V). Hợp âm 9 khi được hình thành từ một hợp âm trưởng sẽ được gọi là hợp âm át trưởng 9, khi được hình thành từ một hợp âm thứ được gọi là hợp âm thứ 9.
Theo định nghĩa trên, cấu trúc hình thành của hợp âm 9 sẽ là sự kết hợp giữa hợp âm 7 và nốt quãng 9. Các hợp âm 9 cũng có thể hình thành trên hợp âm trưởng 7 và thứ 7. Hợp âm 9 tăng được hình thành từ việc cộng thêm vào hợp âm át 7 một quãng 9 tăng. Cũng có khá nhiều trường hợp quãng 9 sẽ được đơn giản hóa theo cách hòa âm. Lúc này thì hợp âm trở thành hợp âm át 9 với một quãng 3 trưởng và quãng 3 thứ.
Công thức hình thành các hợp âm 9
Để có thể nắm rõ hơn các loại hợp âm 9 cũng như làm thế nào để sử dụng chúng, việc nắm rõ cách hình thành hợp âm chính là giải pháp duy nhất.
- Hợp âm 9 trưởng (C9): hợp âm này gồm có 5 nốt được sắp xếp theo thứ tự quãng 3 từ dưới lên trên: 3, 5, 7, 9. Hợp âm 9 át được tạo nên trên âm bậc V (át âm), cách sử dụng nó cũng giống với hợp âm 7 át và thường xuất hiện trước chủ âm một phách mạnh.
- Hợp âm thứ 9 trưởng (Cm9): ví dụ: 3 thứ (rê – fa) + 3 trưởng (fa – la) + 3 thứ (la – đô) + 3 trưởng (đô – mí). Hợp âm này chủ yếu được sử dụng ở giọng thứ và những đoạn chuyển tiếp nhanh về âm chủ.
- Hợp âm trưởng 9 thứ (C9): Giọng thứ của hợp âm này có giai điệu phát sinh hợp âm mới nếu bậc VII xuất hiện dấu bình. Ví dụ: 3 trưởng (Sol – si) + 3 thứ (Si – rê) + 3 thứ (rê – fa) + 3 thứ (fa – la giáng). Hợp âm này được dùng khá nhiều để lót ở gần cuối câu nhạc.
- Hợp âm thứ 9 thứ Ký hiệu (Em-9): Ví dụ: Em-9 = 3 thứ (mi – sol) + 3 trưởng (sol – si) + 3 thứ (si – rê) + 3 thứ (rê – fa). Hợp âm này thường dùng như âm đệm cho âm chính, lót cho hợp âm át dày thêm cho giai điệu đứng ở phách mạnh.
Có một vấn đề thường xuất hiện với các hợp âm từ 5 nốt là thế bấm đàn sẽ phức tạp hơn khá nhiều. Do đó, để khắc phục tình trạng này có khá nhiều người lựa chọn cách chơi rút gọn để quá trình chơi đàn được suôn sẻ hơn. Việc rút gọn này đương nhiên nằm trong khuôn khổ được cho phép và đảm bảo không ảnh hưởng gì đến giai điệu của bài hát.
- Loại bỏ bớt nốt chủ âm: đây là nốt nhạc được xem là linh hồn của bản nhạc, vậy nên ít khi bị bỏ bớt, và nếu bắt buộc phải bỏ thì người chơi nhạc cũng nên cân nhắc một cách thận trọng. Thông thường, việc bỏ nốt chủ âm cần được xem xét trong bài hát có cần nốt chủ âm hay không, nếu có thì không được phép bỏ bớt quá một ô nhịp.
- Bỏ bớt nốt trung âm bậc 3: vai trò của nốt trung âm bậc 3 là để giúp xác định xem hợp âm thuộc tính chất gì như trưởng, giảm, tăng, thứ,… do đó dù có thể bỏ được nhưng nên xem xét trong những trường hợp thật sự cần thiết mà thôi.
Mỗi nốt nhạc, hợp âm đều có vai trò riêng biệt và nhất định của một bản nhạc. Chúng chính là thành tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của một bài hát, một khúc đàn. Hợp âm 9 và cấu tạo của chúng cũng có vai trò như thế. Để đảm bảo có thể chơi nhạc một cách tốt nhất, việc tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến hợp âm 9 là rất hữu ích.
Xem thêm nhiều mẫu piano tại Pianofingers nhé!