Nội dung bài viết
Giai điệu là khái niệm rất quen thuộc với chúng ta khi nhắc đến một bài hát, một bản nhạc. Thế nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi, giai điệu là gì và một giai điệu như thế nào thì được xem là giai điệu hay chưa? Cùng làm rõ thêm những thông tin này với bài viết dưới đây nhé!
Giai điệu là gì?
Trong một bản nhạc, giai điệu chính là một chuỗi các nốt nhạc hoặc các giọng nói được sắp xếp để tạo thành một cụm từ âm nhạc. Giai điệu trong một bài hát chính là phần để người nghe có thể nhận biết ra được bài hát đó, vậy nên nó cũng được đánh giá là phần dễ ghi nhớ nhất.
Giai điệu được tạo thành thông qua nhạc cụ và giọng nói. Đây là các loại phương tiện có hai hay nhiều nốt nhạc trong một chuỗi liên kết âm thanh gồm có cao độ, trường độ, tiết tấu. Nói một cách dễ hiểu, nếu tiết tấu là sự liên kết các âm thanh có trường độ thì giai điệu là sự liên kết âm thanh có cao độ, trường độ và cả tiết tấu.
Như vậy, một bài hát, một bản nhạc ra đời chính là sự kết hợp của nhiều giai điệu lặp lại nhau một cách liên tục. Các giai điệu sẽ được chia nhỏ thành những môtip và nối tiếp với nhau thành một bài hát hoàn chỉnh.
Một giai điệu như thế nào thì được gọi là giai điệu hay?
Giai điệu thì khá quen thuộc và dễ nhận biết, tuy nhiên một giai điệu hay sẽ đòi hỏi các yêu cầu cao hơn như thế. Giai điệu hay trước hết cần đảm bảo đáp ứng được 3 yếu tố về cao độ, trường độ, tiết tấu, và đặc biệt, giai điệu đó phải có sự riêng biệt, sẽ không được trùng lặp với bất kỳ giai điệu nào phía trước đó.
Âm nhạc chỉ gồm có 7 nốt nhạc nhưng có đến hàng triệu bài hát, hàng triệu sáng tác, nhưng mỗi sáng tác đều là những sự khác biệt hoàn toàn. Mỗi bài hát lại mang một dấu ấn riêng của tác giả sáng tác nên chúng. Vì mỗi bản nhạc lại bao gồm một cao độ, trường độ, tiết tấu riêng và điều quan trọng nhất chính là sự sáng tạo của nhạc sĩ.
Một số lưu ý để có thể sáng tác ra một bản nhạc với giai điệu hay
- Cấu trúc âm nhạc: bao gồm motif, phrase (câu nhạc), section (đoạn nhạc). Trong đó, motif chính là đơn vị ý tưởng nhỏ nhất, nhiều motif sẽ tạo nên một phrase, và nhiều phrase sẽ tạo nên một section.
- Motif: motif là một đoạn nhạc nhỏ mang trong đó ý tưởng chính của bài hát. Motif cũng tương tự như ý tưởng của một đoạn văn, nó là ý văn nhỏ nhưng chứa đựng được tính chất và đặc trưng của đoạn nhạc đó. Motif sẽ chứa hai yếu tố chính là quãng (interval) và tiết tấu (ryhthm) được sử dụng một cách xuyên suốt trong cả bản nhạc.
- Phrase (câu nhạc): đây là đơn vị trong cấu trúc âm nhạc được tạo thành từ motif và các thành phần khác. Khi một phrase kết thúc sẽ có một điểm kết thúc trong sáng tác và hòa âm, được gọi là Cadence point. Nó giống như một dấu chấm câu trong âm nhạc và nằm ở ô nhịp cuối cùng.
Có khá nhiều các loại cấu trúc phrase khác nhau như 2 ô nhịp (two-bar ryhthm), 3 ô nhịp (three-bar rhythm), 4 ô nhịp (four-bar rhythm),… Phrase và motif có thể bắt đầu ở bất kỳ đâu trong âm nhạc. Các phrase trong một đoạn nhạc thường giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Sections (đoạn nhạc): nhiều phrase kết hợp sẽ tạo thành một section. Các đoạn nhạc thường khác nhau về motif và phrase.
- Repetition và Variation: đây được đánh giá là 2 kỹ thuật rất quan trọng trong sáng tác. Repetition là những câu nhạc/đoạn nhạc được lặp lại. Trong khi đó, variation là kỹ thuật tạo sự khác biệt cho Repetition thông qua việc thay đổi các yếu tố như tiết tấu, cao độ, hòa âm, cường độ, âm sắc…
Sau khi đã nắm rõ được các yếu tố này cũng như vai trò của chúng trong một bài hát, người sáng tác đã có thể bắt tay vào công việc của mình và cho ra đời những bản nhạc thăng hoa nhất nhờ sự sáng tạo của chính mình.
Một giai điệu hay quyết định nên sự thành công của một bài hát, chính vì thế, việc nắm rõ về các định nghĩa chính là giải pháp để bạn có thể cho ra đời những ca khúc đi vào lòng người. Hy vọng các thông tin trên đã cung cấp thêm dữ liệu cho hành trình sáng tác nhạc và chơi nhạc của bạn.
Xem thêm nhiều mẫu piano tại Pianofingers nhé!