Nội dung bài viết
Cảm âm là gì? 5 cách luyện cảm âm hiệu quả nhất
Chắc hẳn khi mới bắt đầu làm quen đến thế giới các loại nhạc cụ nói chung và piano nói riêng, ít nhiều bạn đã nghe nhắc đến cụm từ luyện cảm âm cũng như sự quan trọng của cụm từ này trong quá trình học tập phải không nè?
Đúng vậy. Để học tốt các loại nhạc cụ nói chung và piano nói riêng, người học phải nắm vững 2 yếu tố, đó là kỹ năng đánh phím đàn và cảm âm.
Cả 2 kỹ năng đều quan trọng và bổ trợ cho nhau để tạo hồn cho bản nhạc. Chỉ cần có sự kiên nhẫn, nhiệt huyết rèn luyện và phương pháp luyện tập hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể thuần thục nhuần nhuyễn 2 kỹ năng này.
Kỹ năng đánh phím đàn có lẽ đã quá phổ biến với chúng ta rồi, vậy còn kỹ năng cảm âm là gì? Luyện cảm âm như thế nào? Hãy đọc ngay bài viết Cảm âm là gì? 5 cách luyện cảm âm hiệu quả nhất dưới đây nhé!
Cảm âm là gì? 5 cách luyện cảm âm hiệu quả nhất
Cảm âm là gì?
Định nghĩa cảm âm thật ra rất đơn giản. Khi bạn nghe một bản nhạc mới, ngay lặp tức bạn biết được bài hát đó đang được đánh ở tone nào, hợp âm gồm những hợp âm gì, các nốt nhạc trong bài là gì. Và khi đánh đàn, bạn có khả năng nghe và cảm nhận được mình đánh có bị lạc tone, sai nốt chỗ nào không. Đó chính là kỹ năng cảm âm đấy!
Thế nhưng không phải ai cũng sở hữu kỹ năng cảm âm giỏi như nhau, đặc biệt hơn ở những bạn mới học nhạc sẽ cần phải dành nhiều thời gian rèn luyện kỹ năng này.
Xem thêm: Học đàn piano bao lâu thì thành thạo?
5 cách luyện cảm âm hiệu quả nhất
Có lẽ bạn đã hiểu được cảm âm là gì rồi phải không? Giờ Piano Fingers sẽ gợi ý một số phương pháp luyện cảm âm hiệu quả với các bạn nhé!
1. Nắm vững kiến thức nhạc lý
Nhạc lý thường khô khan và máy móc, do đó rất nhiều bạn mới học nhạc cảm thấy chán nản dẫn đến không tiếp thu bài một cách hiệu quả. Thế nhưng nhạc lý lại chính là cái móng của ngôi nhà âm nhạc khổng lồ mà bạn đang muốn chinh phục.
Nhạc lý cung cấp cho bạn kiến thức như nốt nhạc là gì, cao độ là gì, hợp âm là gì, cảm âm là gì, vân vân. Để biểu diễn được một bản nhạc và cảm âm bài hát được hoàn chỉnh, bạn trước tiên cần phải nắm vững những kiến thức này đủ tốt để có thể liên kế chúng với nhau một cách chặt chẽ.
Xem thêm: Nhạc Lý Piano Căn Bản – Chương 1
2. Xem nhiều video trình diễn piano
Hãy học hỏi liên tục, học hỏi những điều mới mẻ, chuyên nghiệp nhất từ những nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp. Thời gian đầu luyện tập, bạn hãy xem nhiều video âm nhạc cũng như cách những người nghệ sĩ cảm âm như đánh hợp âm, luyến các nốt nhạc, đệm cho bài hát. Hãy học hỏi và tìm hiểu cách họ cảm âm là gì, ở đoạn nhạc đó họ dùng hợp âm nào, khi chuyển hợp âm họ chuyển như thế nào.
Sau đó bạn hoàn toàn có thể bắt chước theo để phát triển kỹ năng cảm âm của cá nhân, đồng thời đây cũng là tiền đề giúp bạn phát triển ra cái chất riêng của mình.
3. Tăng/giảm tone của bài hát
Phương pháp này đòi hỏi sự cẩn thận và luyện tập khi bạn đã nắm các hợp âm một cách bài bản vì… khá khó. Tăng/giảm tone của bài hát nghĩa là bạn thay đổi tone của bài hát mình đang tập sang một tone khác cao hoặc thấp hơn tone gốc.
Ví dụ một bản nhạc được đánh ở tone Đô trưởng, Sau khi đã thuần thục tone này, bạn có thể chuyển sang học đánh theo tone Rê trưởng, Mi trưởng,… để có thể quen nhuần nhuyễn tất các cả hợp âm. Khi đó dù ở tone nào của bài hát bạn đều có thể đánh hoặc đệm được.
Xem thêm: Hợp âm là gì? Các hợp âm piano cơ bản dành cho người mới học
4. Vừa đánh đàn vừa hát
“Hát hay không bằng hay hát!”
Đừng tự ti vào giọng hát của mình. Bạn hãy đệm đàn cho chính mình hát, đồng thời thu âm lại để nghe dần vào mỗi tối. Việc làm này giúp bạn tìm ra khuyết điểm ở cách mình cảm âm là gì, đồng thời giúp bạn nâng cao kỹ năng thanh nhạc bên cạnh kỹ năng cảm âm khi học đàn piano của mình một cách hiệu quả nhất.
5. Luyện tập thường xuyên
Bạn nên thiết lập thời gian biểu dành riêng cho mình và nếu có cơ hội, hãy học hỏi tham khảo ý kiến những người có kinh nghiệm.
Nắm được bản chất cảm âm là gì, luyện được kỹ năng cảm âm chỉ có thể được tích lũy dần qua nhiều lần bạn đánh sai cao độ, sai nhịp điệu. Hãy lắng nghe góp ý của người khác để rút kinh nghiệm và phát triển kỹ năng của mình.
Điều quan trọng nhất là bạn phải luôn giữ thái độ tích cực và sự nhiệt huyết, đừng vì cảm thấy khó mà bỏ cuộc. Bất kỳ bộ môn nào cũng đều “vạn sự khởi đầu nan” mà phải không nào?
Kết luận
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu được cảm âm là gì, cũng như những phương pháp hiệu quả cho việc luyện cảm âm là gì rồi. Piano Fingers chúc các bạn học tốt và sớm trở thành những nghệ sĩ piano chuyên nghiệp nhất.