sound-card-la-gi

Sound card là gì? Top 5 sound card tốt nhất trên thị trường năm 2022

Sound card là gì ? Khi nói về thiết bị giải mã âm thanh thì mọi người thường hay coin một cụm từ mang tên là sound card (thẻ âm thanh). Nói đơn giản dễ hiểu thì sound card là một thiết bị giải mã âm thanh trên máy tính, tuy nhiên không chỉ sound card cũng làm được điều đó mà còn có cả DAC (cũng là một thiết bị giải mã từ Digital sang Analog).

Hi vọng qua bài viết này Piano Fingers sẽ giúp cho những bạn biết rõ hơn về sound card là gì và cách phân biệt cũng như lựa chọn một sound card phù hợp cho nhu cầu sử dụng của mình.

Sound card là gì ?

Sound card là gì ? Thông thường cụm từ sound card là từ chỉ chung tất cả các thiết bị có khả năng giải mã âm thanh cho máy tính. Ngoài ra trong pro-audio cũng có một vài thiết bị được gọi là sound card nhưng phục vụ chủ yếu cho mục đích công việc chứ không phải nghe nhạc.

Vì khái niệm sound card khá mông lung nên mình sẽ phân loại cho các bạn dễ hình dung:

Các bạn có thể hiểu Sound card tích hợp và Sound card rời cũng tương tự như GPU vậy:

  • Sound card tích hợp: Sound card tích hợp là các bộ xử lý âm thanh bên trong của máy tính hoặc điện thoại, TV. Hiện nay bất kỳ thiết bị nào có khả năng phát âm thanh dù có jack tai nghe hay không cũng có một phần để giải mã âm thanh. Thông thường các soundcard tích hợp sử dụng một chip codec (AD/DA chip) để giải mã âm thanh như Realtek trên máy tính hoặc Qualcomm Aqstic trên điện thoại.Tuy nhiên thông thường các thiết bị sound card tích hợp có chất lượng âm thanh thường không cao và không khả năng giải mã các định dạng cao cấp như MQA, DSD. Ngoài ra các giải pháp sound card tích hợp thường có độ nhiễu cao vì chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các linh kiện xung quanh đặc biệt là chip xử lý nguồn và antenna thu phát sóng WiFi, Bluetooth.
  • Sound card rời: Chất lượng của các soundcard khá đa dạng vì quá đa dạng và nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Mình cũng không thể khẳng định soundcard rời chắc chắn sẽ có chất lượng âm thanh tốt hơn soundcard tích hợp. Tuy nhiên đối với những chiếc soundcard rời cao cấp thì chất lượng âm thanh sẽ ngon hơn so với các giải pháp tích hợp cũng như có thể giải mã được những định dạng âm thanh cao cấp hơn.Việc sử dụng soundcard rời sẽ giúp bạn có chất âm cao cấp, giảm nhiễu, tiếng sạch hơn và quan trọng đáp ứng được những nhu cầu mà soundcard tích hợp không thể đáp ứng như âm thanh đa chiều, kéo những tai nghe có trở kháng cao…
    Soundcard rời có thể kết nối với máy tính thông qua cổng USB, PCI-E, Thunderbolt, Ethernet hoặc không dây qua Bluetooth, WiFi.

sound-card-co-can-thiet-khong-3

Như lúc đầu mình có nói thì soundcard để chỉ các thiết bị giải mã âm thanh trong cả âm thanh chuyên nghiệp cũng như âm thanh gia đình, và vì mục đích sử dụng khác nhau nên hai dạng soundcard này cũng khác nhau rất nhiều:

  • Professional sound card là gì: Một điểm thú vị của soundcard trong âm thanh chuyên nghiệp là chưa chắc là các bạn có thể cắm loa/tai nghe và nghe trực tiếp trên soundcard. Bởi vì soundcard của pro-audio thường đích phục vụ cho mục đích làm nhạc, có nhiều soundcard sẽ xuất Digital In/Out với rất nhiều kênh khác nhau hoặc MIDI/MADI lên đến gần 400 kênh với những đầu connector cực kỳ lạ lẫm với người dùng phổ thông. Tuy nhiên phổ biến nhất khi nói soundcard về pro-audio đa số mọi người sẽ hiểu là Audio Interface (AD/DA).
  • Home-Audio sound card là gì: Phục vụ cho mục đích gia đình các bạn cũng có thể chia thành nhiều soundcard có mục đích khác nhau như
  • Chơi game: Gaming soundcard thường tập trung để cho việc phục vụ nhu cầu gaming với micro input, độ trễ thấp, không quá chú trọng vào âm thanh và thường tập trung vào các hiệu ứng không gian ảo.
  • Xem phim: Xem phim thì tất nhất phải cần đến những soundcard có khả năng hỗ trợ Dolby Atmos hoặc DTS:X và đồng thời phải có khả năng kết nối nhiều loa cùng lúc.
  • Làm nhạc, nghe nhạc: Nghe nhạc thì sound card nếu dành cho headphone cũng cần đến việc một mạch amply cho headphone tốt. Các soundcard để nghe nhạc thường giới thiệu khả năng giải mã nhạc cao cấp như DSD hay Hi-Res PCM.
    Và tất nhiên những soundcard dành cho mục đích gia đình cực kỳ dễ sử dụng chỉ cần cắm vào máy tính là dùng được không quá khó khăn trong khâu cài đặt như các professional soundcard.

Sound-Card-la-gi-vs-DAC-Amp

Thực tế thì DAC là viết tắt của Digital to Analog Converter và cũng là một dạng soundcard, tuy nhiên nhiều người hay tách DAC và Soundcard riêng vì cho rằng DAC là một thiết bị chuyên để giải mã âm thanh còn Soundcard thì đa dụng hơn và chất lượng âm thanh không bằng so với DAC.

  • DAC (D/A Converter) là một thiết bị hoặc một bộ chip IC giải mã tín hiệu nhạc số từ nguồn phát thành tín hiệu điện xoay chiều Analog có thể ‘nghe’ được. Tín hiệu Analog xuất ra từ DAC sẽ qua một thiết bị/ mạch khuếch đại để các bạn có thể nghe được bằng loa hoặc tai nghe.Thông thường khi nói đến DAC người ta thường ám chỉ đến USB-DAC thiết bị mà các bạn cắm qua cổng USB để giải mã âm thanh. Các bạn cũng có thể thấy đầu vào tín hiệu ngoài DAC cũng có thể các cổng như Coaxial, Optical, AES, Ethernet và đầu output thường là RCA và XLR. Nếu trường hợp có cổng tai nghe hoặc cọc loa thì bên trong thiết bị cũng đã có một mạch amply tích hợp.

    Thông thường DAC sẽ giải mã chỉ 2 kênh (L,R) stereo trong trường hợp có nhiều kênh hơn thì sản phẩm sẽ được gọi là multi-channel DAC, Sound Processor hay Receiver.

     

  • Soundcard theo nhiều người thì ngoài tích hợp DAC thì còn nhiều tính năng hơn như mạch Microphone Pre-amp, A-D (Analog to Digital Converter), độ trễ thấp để monitor âm thanh theo thời gian thật, các bộ DSP và có thể có nhiều kênh (channel) trong một thiết bị. Nhiều người cũng hay nói soundcard là các thiết bị gắn PCI-E trên máy tính để giải mã âm thanh thì thiết bị này sẽ có một lợi điểm đó là độ trễ thấp hơn so với USB. Tuy nhiên khả năng bị nhiễu, noise cao hơn do chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi nhiễu xung của phần nguồn PSU cũng như nhiễu từ sóng EMI/RFI từ các thiết bị thu phát Bluetooth/WiFi trong máy.Tuy nhiên việc Soundcard (Audio Interface) thì sẽ có mạch giải mã D/A tệ hơn một chiếc USB DAC là chưa chắc. Bởi vì có nhiều thiết bị interface có chất lượng giải mã âm thanh cực kỳ tốt và được sử dụng bởi một số người dùng ‘prosumer’ như trước đây EMU-0404 hay sau này có RME ADI2-PRO, KORG nếu cao cấp hơn có những sản phẩm như Merging Horus/Hapi, Dangerous Convert, Cranesong… có chất lượng D/A cực kỳ cao.

Nếu như bạn chưa biết thì hai hãng High-End DAC cực kỳ nổi tiếng là DCS và EMM Labs cũng có gốc gác đầu tiên từ professional audio sau đó chuyển qua High-End cực kỳ thành công

Việc chọn DAC hay Soundcard Interface sẽ phục thuộc vào nhu cầu và kiến thức của người dùng. Nếu các bạn chỉ muốn nghe nhạc và không nhu cầu chỉnh sửa, thu âm thì chỉ cần một chiếc DAC thuần với chất âm phù hợp là hoàn toàn hợp lý. Và thường thì cùng một tầm giá phổ thông thì DAC consumer sẽ có chất âm dễ nghe hơn các pro soundcard nhưng độ trễ latency cao hơn.

Nếu các bạn muốn tập thu âm, DJ, mixing, master và ‘Hello các Streamer đển với trải nghiệm… âm thanh’ thì tốt nhất các bạn nên sử dụng một thiết bị soundcard (interface) phù hợp với nhu cầu làm việc.

Việc lựa chọn sound card thế nào cho đúng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng:

  • Nếu các bạn muốn đơn giản là chơi game thì một chiếc tai nghe gaming sử dụng cổng USB có DAC tích hợp sẵn là hoàn toàn đủ. Tuy nhiên nếu muốn thử làm streamer, content creator hay có nhu cầu nghe nhạc và chất lượng đàm thoại cao cấp thì hoàn toàn có thể sử dụng một audio-interface như RME Babyface Pro, Focusrite… hoặc một chiếc USB-DAC để cắm tai nghe kết hợp với một USB Microphone là hoàn toàn hợp lý.
  • Nếu như muốn xem phim trên máy tính (nếu sử dụng với TV thì tốt nhất các bạn nên đầu tư một chiếc AV Receiver). Nếu soundcard multi-channel thường số lượng cũng không nhiều tuy nhiên cũng có một vài hãng như PCI-E của Asus Xonar, Creative… các thiết bị cao cấp hơn cũng có như ExaSound E38, Lyngdorf…
  • Với việc nghe nhạc thì muôn hình vạn trạng, nếu các bạn muốn nghiêm túc và quan tâm chất lượng âm thanh tốt nhất thì nên tách riêng các thiết bị giữa DAC và Pre-Amp/ Amp. Và thông thường thì các bạn nên chọn những thiết bị Sound card rời với cổng kết nối với máy tính là USB hoặc tốt hơn là Ethernet vì khi sử dụng PCI-E sẽ dễ bị nhiễu hơn. Tham khảo: Tinh Tế.

Top 5 sound card trên thị trường năm 2022

Sau đây là top 5 sound card thu âm phòng thu phổ biến trên thị trường và được nhiều nhà sản xuất ưa chuộng:

1. Sound card Focusrite

Focusrite là nhà sản xuất giao diện âm thanh và nhiều sản phẩm khác dành cho thu âm, công ty luôn phấn đấu để giúp các nghệ sỹ có được chất lượng âm nhạc tốt nhất. Được thành lập vào năm 1985 bởi huyền thoại Rupert Neve, một số phần cứng đầu tiên được xây dựng dưới sự ủy nhiệm của Sir George Martin. Được cả các nhạc sĩ nghiệp dư và các chuyên gia âm thanh sử dụng, các giải pháp tạo nên nguồn cảm hứng trong phòng thu và biểu diễn trực tiếp.

sound-card-la-gi-focusrite-scarlett-2i2-gen3_50c838541eac436a8b82699498d9b8d1

2. Sound card Tascam

Thương hiệu Tascam nổi tiếng đến từ Nhật Bản, chuyên sản xuất các thiết bị âm thanh nhỏ gọn, tiện lợi giúp bạn dễ dàng mang theo bất cứ nơi đâu.

Khi tìm kiếm một soundcard phục vụ cho mục đích thu âm của bạn, thứ mà bạn đang tìm kiếm là một sản phẩm đáp ứng về thông số kỹ thuật tốt, độ ồn thấp, cùng với gói phần mềm đi kèm tốt giúp bạn tạo nên những bản ghi tuyệt vời.

soundcard-tascam-us-2x2hr

3. Sound card M-Audio

M-Audio Fast Track Pro là card thu âm gắn qua cổng USB máy tính, với số lượng nhiều các cổng kết nối, bạn có thể sử dụng nó để kết nối hầu như bất kỳ thiết bị âm thanh cho máy tính của bạn như: micro,mixer,keyboard controller, loa kiểm âm, compressor và các loại nhạc cụ…vì thế nên nó là lựa chọn tối ưu cho các phòng thu âm kinh doanh vừa và nhỏ.

Điểm khác biệt lớn của  với các card thu âm khác chính là chip xử lý mạnh mẽ, điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong thu bạn không gặp phải các tình trạng như tiếng thu bị vấp, bị méo… bạn có thể đồng thời sử dụng Sound Card thu âm M-Audio Fast Track Prohoạt động cùng một lúc hai micro và một đàn midi để ghi âm, chính vì thế nên Sound Card thu âm M-Audio Fast Track Prorất phù hợp cho các phòng thu hoặc các nhạc sỹ về khả năng thu âm và làm nhạc của nó.

sound-card-la-gi-M-Audio-M-Track-2x2-1

4. Sound card PreSonus

Sound card PreSonus AudioBox iOne là một giải pháp nổi bật cho các dự án thu âm định dạng nhỏ. Với một tiền khuếch đại micro Class A và chất lượng thu âm 24-bit/96kHz, bạn được trang bị tốt để thực hiện podcast, thu âm giọng hát hoặc nhạc cụ và sản xuất nhạc điện tử. Bạn còn được sở hữu phần mềm Studio One Artist.

audiobox-ione-presonus-2

5. Sound card Behringer

Nhỏ gọn và kinh tế nhất chính là sound card Behringer UM2, nếu bạn đang cần gấp 1 sound card ngon, bổ, rẻ và không có nhu cầu cao (chủ yếu nghe nhạc, không tham gia sản xuất, livestream nhạc chẳng hạn) thì đây là con sound card rất hợp cho người mới.

SKhi những nguồn sáng tạo của bạn bắt đầu tuôn trào, bạn cần một cách nhanh chóng và dễ dàng để đưa những ý tưởng âm nhạc đó vào máy tính của mình – đó là nơi UM2 xuất hiện. Chỉ cần cắm micrô hoặc nguồn cấp dòng vào đầu vào XLR / TRS kết hợp và guitar hoặc bass của bạn với đầu vào nhạc cụ ¼ “bổ sung để có được tính linh hoạt cao nhất trong phòng thu.

UM2 dễ sử dụng luôn sẵn sàng bất cứ khi nào bạn muốn, đảm bảo một đường dẫn siêu sạch đến ổ cứng máy tính của bạn để có kết quả chuyên nghiệp tuyệt đẹp – hoàn hảo giải pháp cho nhạc sĩ solo muốn thu được một bản nhạc tâm huyết tiếp theo của bạn.

sound-card-behringer-um2

Cùng xem video clip review top 5 sound card tại đây: