am-giai-co-y-nghia-nhu-the-nao-1

Âm giai có ý nghĩa như thế nào cho quá trình chơi nhạc?

Để có thể chơi nhạc một cách thành thạo, việc nắm rõ ý nghĩa của từng nốt nhạc, từng hợp âm chắc chắn là điều mà những người chơi nhạc phải học tập đầu tiên.

Trong đó, âm giai là một trong những nốt nhạc quan trọng mà chúng ta cần nắm bắt về công thức, cấu tạo âm thanh của nó. Bài viết dưới đây sẽ giúp người chơi nhạc có thêm thông tin về âm giai và các vấn đề liên quan.

1. Âm giai là gì?

âm giai

Trong âm nhạc có tổng cộng 12 nốt nhạc bao gồm  C – C# – D – D# – E – F – F# – G –  G# – A – A# – B. Và âm giai là một tập hợp gồm 6 nốt nhạc từ thấp đến cao được chọn trong số 12 nốt nhạc này. Việc tập hợp các nốt nhạc thành một âm giai như thế này sẽ phụ thuộc vào những quy luật khác nhau cũng như mục đích của người chơi nhạc.

Âm giai còn được biết đến với những tên gọi khác như thang âm, scale hay gam. Hiện đang có 5 loại âm giai cơ bản gồm: 

  • Pentatonic scale là loại âm ngũ cung chỉ có 5 nốt nhạc.
  • Minor scale là loại âm giai thứ có 7 nốt nhạc.
  • Major scale là loại âm giai trưởng có 7 nốt nhạc.
  • Diatonic scale là loại âm giai có 7 nốt nhạc, trong đó chứa âm giai trưởng và âm giai thứ.
  • Chromatic scale là loại âm giai có các nốt nhạc cách nhau nửa cung.

Các âm giai được phân biệt bởi số lượng nốt nhạc và khoảng cách giữa các bậc.

2. Âm giai trưởng được cấu tạo như thế nào?

Công thức chung cho việc tạo nên một âm giai trưởng là:

Chủ âm + 1 + 1 + ½ + 1 + 1 + 1 + ½ cung

Chẳng hạn, với âm giai đô trưởng bắt đầu bằng chủ âm C. Theo quy tắc trên thì âm giai đô trưởng có thể xác định được 8 nốt nhạc trong âm giai là C D E F G A B C. Sau đó, áp dụng quy tắc 1, 4, 5 ta có thể xác định được bộ hợp âm trong âm giai này.

Thực hiện tương tự với những nốt nhạc khác dựa trên quy tắc này, người chơi nhạc có thể dễ dàng xác định được âm giai trưởng.

3. Cách cấu tạo của âm giai thứ

Về cơ bản, cách cấu tạo của âm giai thứ không quá nhiều khác biệt so với âm giai trưởng, điểm duy nhất cần lưu ý là ở thứ tự của các nốt nhạc. Công thức cụ thể là:

Chủ âm + 1 + ½ + 1 + 1 + ½ + 1 + 1 cung

Chẳng hạn với âm giai La thứ – Am, chủ âm là âm La. Áp dụng theo quy tắc trên ta sẽ có các nốt nhạc trong âm giai La thứ gồm A B C D E F G A. Trong đó, hợp âm thứ nhất, thứ tư và thứ năm là hợp âm thứ; hợp âm thứ ba, thứ sáu và thứ bảy là hợp âm trưởng; hợp âm thứ hai là hợp âm dim rất ít khi sử dụng.

âm giai

4. Những yếu tố cần lưu ý khi xác định cấu tạo của âm giai

Theo quy tắc nửa cung bằng 1 ô trên cần đàn, 1 cung bằng 2 ô trên cần đàn, người chơi nhạc có thể xác định được âm giai trưởng ngay trên cần đàn.

Về mặt nguyên tắc, âm giai bắt đầu và kết thúc đều bằng chủ âm, do đó, khi chơi nhạc nếu bạn xác định nốt đầu tiên và nốt cuối không trùng nhau nghĩa là bạn đã sai ở một bước nào đó.

2 tông nhạc Đô trưởng và La thứ có hợp âm hoàn toàn giống nhau. Chính vì thế nên âm Đô trưởng và âm La thứ còn được gọi là 2 âm giai tương đương, kí hiệu C/Am. Âm giai tương đương là 2 âm giai có chung một bộ hợp âm.

5. Luyện âm giai có tác dụng gì cho quá trình chơi nhạc?

Việc kiên trì luyện tập âm giai cũng như xác định âm giai giúp ích rất nhiều cho quá trình chơi nhạc của mỗi người. Người luyện âm giai thành thạo thường có khả năng cảm âm rất tốt và có thể dễ dàng hơn trong việc dò được giai điệu một bài hát, hay phát hiện ra tone một bản nhạc.

Với những người chơi nhạc chuyên nghiệp, việc luyện tập âm giai thường xuyên còn giúp họ đặt được hợp âm hoàn chỉnh cho một ca khúc và chơi đàn solo hoàn toàn thoải mái. Thêm vào đó, nó cũng giúp bạn ngẫu hứng sáng tác một cách thoải mái và chơi nhạc dễ dàng hơn hẳn nhờ nắm bắt được các quy tắc hình thành âm giai.

Âm giai, âm giai trưởng và âm giai thứ đều là những danh từ quen thuộc với những ai thuần thục trong âm nhạc. Để theo đuổi con đường chơi nhạc lâu dài và chuyên nghiệp, bạn chắc chắn cần trau dồi và cải thiện những hiểu biết của mình về âm giai và cách hình thành nên nó. 

Xem thêm nhiều mẫu piano tại Pianofingers nhé!