nhac-ly-piano-can-ban-chuong-3-1

Nhạc Lý Piano Căn Bản – Chương 3

Nhạc Lý Piano Căn Bản – Chương 3

CƯỜNG ĐỘ ÂM THANH

Cường độ âm thanh trong âm nhạc (dynamics) là sự thể hiện âm lượng to hay nhỏ, hoặc sự thay đổi âm lượng giữa to và nhỏ đối với các nốt nhạc (hoặc đoạn nhạc) được ghi chú một cách cụ thể và chi tiết trên bản nhạc.

1. Ký hiệu Cường độ âm thanh – Nhạc lý piano căn bản

Trong âm nhạc, các chữ được dùng để ghi cường độ âm thanh được sử dụng phổ biến là:

+ “Mezzo-Forte” ký hiệu (mf) : cường độ mạnh vừa

+ “Forte” ký hiệu (f) : cường độ mạnh

+ “Fortissimo” ký hiệu (ff) : cường độ rất mạnh

+ “Piano” ký hiệu (p) : cường độ nhẹ

+ “Pianissimo” (ký hiệu là pp): cường độ rất nhẹ

Ngoài ra, chúng ta cũng có ký hiệu “ppp” và “fff” để chỉ cường độ cực nhẹ và cực mạnh.

nhac-ly-piano-can-ban-chuong-3-01

2. Thay đổi Cường độ âm thanh – Nhạc lý Piano căn bản

Các chữ hoặc ký hiệu phổ biến thường dùng để báo hiệu thay đổi cường độ:

+ “Crescendo” ký hiệu (Cresc.): cường độ mạnh dần lên

+ “Decrescendo” ký hiệu (decresc.): cường độ nhẹ dần lại

+ “Diminuendo” ký hiệu (dim.): cường độ nhẹ dần

+ “Morendo” ký hiệu (mor.): cường độ lịm dần (thường dùng để kết thúc bản nhạc).

+ “Smorzando”ký hiệu (Smor.): cường độ tắt dần

+ “Sforzando”ký hiệu(Sfz.): Nhấn buông, nhấn mạnh rồi nhẹ ngay (fp)

+ “Subito forte” ký hiệu (Sf.): cường độ mạnh đột ngột

+ “Marcato” ký hiệu (>) : cường độ mạnh nhưng rời

nhac-ly-piano-can-ban-chuong-3-02

+ “Staccato” ký hiệu (.): hát nảy âm, ngắt và giật liên tục trên từng âm tiết một.

nhac-ly-piano-can-ban-chuong-3-03

+ “Sostenuto” ký hiệu (gạch ngang trên nốt nhạc): cẩn trọng (pfp)

nhac-ly-piano-can-ban-chuong-3-04

+ “Sotto voce”: Hát nửa tiếng, êm nhẹ

+ “Dolce”: Dịu dàng, nhẹ nhàng

Chúng ta sử dụng chữ “Legato” (liền tiếng, liềng giọng) để diễn tả liên kết các dấu nhạc nhẹ dần và mạnh dần một cách liên tục, không rời rạc đứt quãng.

3. Phân loại cường độ âm thanh

3.1.Cường độ âm thanh cố định

Cường độ cố định là cường độ được quy định sẵn theo lý thuyết nhạc lý piano căn bản, biểu diễn theo nguyên tắc phách đầu tiên mạnh, phách cuối nhẹ và không bị ảnh hưởng bởi giai điệu, ý nghĩa của từng nốt nhạc trong bản nhạc.

Ví dụ:

+ Đối với nhịp 2 phách (nhịp 2/4) thì phách 1 được thể hiện mạnh và phách 2 nhẹ.

+ Đối với nhịp 3 phách (nhịp 3/4) thì phách 1 được thể hiện mạnh, phách 2 vừa và phách 3 nhẹ.

+ Đối với nhịp 4 phách (nhịp 4/4) thì phách 1 được thể hiện mạnh, phách 2 vừa, phách 3 mạnh vừa và phách 3 nhẹ.

Đây là cường độ phổ biến cho nhạc quân hành, sinh hoạt, vũ đạo, mang tính đại chúng hoặc sử dụng cho mục đích học tập để người học luyện khả năng giữ đúng nhịp.

3.2. Cường độ âm thanh diễn cảm

Cường độ diễn cảm là cường độ được thể hiện dựa vào ý nghĩa từng nốt nhạc và biểu cảm của người nghệ sĩ. Đây là cường độ tạo “hồn” và mang ý nghĩa cho âm nhạc.

Người nghệ sĩ cần đạt được đủ trình độ và khả năng phân tích để phân phối cường độ một cách phù hợp với tiết tấu từng nốt nhạc, từng câu hát, từng đoạn nhạc và sự kết hợp hài hòa với những nhạc cụ khác.

nhac-ly-piano-can-ban-chuong-3-05

4. Lưu ý về cường độ âm thanh trên bản nhạc

Khi người nhạc sĩ ghi các ký hiệu về cường độ, ta phải hiểu đây chỉ là những hướng dẫn cơ bản cho từng đoạn theo ngụ ý của nhạc sĩ. Vì sự chi tiết về cường độ rất phức tạp và đa dạng, người nhạc sĩ khó có thể ghi rõ cho mọi câu nhạc.

Để thể hiện lại những bản nhạc một cách sâu sắc nhất, chúng ta phải vừa dựa theo những báo hiệu cơ bản này, vừa dựa vào tiết tấu, nội dung từng câu chữ, từng đoạn nhạc để phân phối cường độ một cách chính xác nhất. Yếu tố này rất quan trọng để bản nhạc trở nên có hồn, có tình cảm, sống động, thay vì được thể hiện một cách máy móc.

Xem thêm: Nhạc Lý Piano Căn Bản – Chương 2

Xem thêm: Nhạc Lý Piano Căn Bản – Chương 1