Nội dung bài viết
Có rất nhiều bạn trẻ hiện nay lựa chọn chơi đàn guitar như một lựa chọn để vừa giải trí vừa nâng cao kỹ năng cho bản thân. Nhưng việc học chơi đàn guitar không hề dễ dàng, nhất là trong khoảng thời gian đầu, việc tiếp xúc với đàn một cách thường xuyên dễ khiến bạn gặp các chấn thương mà lại không mấy tiến triển khi chơi đàn. Vậy phải làm thế nào để người học chơi đàn guitar có thể chơi một cách kiên trì nhất mà không cảm thấy nản lòng?
1. Chia nhỏ từng quá trình học chơi đàn guitar
Học đàn hay bất cứ nhạc cụ nào khác đều cần một quá trình dài và mất nhiều thời gian khổ luyện. Vậy nên tuyệt đối đừng bao giờ cảm thấy nản chí chỉ vì sau một tuần, một tháng luyện tập mà bạn thấy khả năng của bản thân chưa có gì cải thiện. Hơn nữa, việc cố gắng nhồi nhét hay luyện quá nhiều cũng chưa chắc sẽ mang lại cho bạn kết quả như mình mong đợi. Cách giải quyết là hãy chia nhỏ quá trình học đàn của bạn ra thành từng khoảng riêng.
Chẳng hạn như hãy sắp xếp để trong 1 tuần đầu tiên bạn chỉ nên xem qua những phần kiến thức căn bản liên quan đến việc học đàn. Tìm hiểu thêm về cách đọc âm, cách bấm hợp âm, những lưu ý trong quá trình học đàn guitar,… Sau khi đã nắm được những lý thuyết căn bản như thế, bạn nên tiếp tục áp dụng chúng trên đàn guitar và thực hành. Mỗi lỗi sai nhỏ cần được ghi chú lại cẩn thận và tìm ra hướng giải quyết tốt nhất, đó chính là cách để bạn ghi nhớ.
Cứ tiến hành luyện tập theo giải pháp này, chắc chắn bạn sẽ không hề cảm thấy bị áp lực hay gò bó. Cứ bình tĩnh sửa sai và tiếp thu những kiến thức mới, thường xuyên luyện tập với mỗi mốc thời gian nhất định. Đó chính là cách để bạn chinh phục được ước muốn học thêm về nhạc cụ của mình.
2. Tiếp xúc càng thường xuyên càng tăng cao khả năng thành công
Sự thật thì việc tiếp xúc càng nhiều sẽ giúp bạn càng ghi nhớ nhanh và lâu hơn. Chẳng hạn như để nhớ một thông tin quan trọng nào đó, người ta thường viết thông tin ra giấy và dán ở nơi dễ thấy cũng như thấy thường xuyên nhất, với đàn guitar cũng vậy. Hãy để đàn guitar và các bản nhạc ở nơi bạn dễ dàng thấy và dễ lấy đàn nhất.
Hãy thử tưởng tượng sau một ngày dài đi làm và đi học đầy mệt mỏi, bạn sẽ còn đủ tâm trí để dành thời gian cho việc luyện đàn hay không. Thời gian đầu có thể bạn rất cố gắng kiên trì nhưng khoảng thời gian sau đó thì không chắc. Bạn sẽ rất dễ nản chí và bỏ qua một vài lần để nghỉ ngơi, “một vài lần” cứ ngày càng dày thêm cho đến một ngày bạn chán nản và hoàn toàn từ bỏ.
Vậy nên hãy cố gắng để đàn guitar cùng bản nhạc cũng như phụ kiện dành cho đàn như capo, dây đàn,… ở những nơi bạn thường xuyên tiếp xúc, đi lại. Việc tiếp xúc gần gũi chính là một trong những cách hay ho để bạn cải thiện kỹ năng chơi đàn của mình theo thời gian.
3. Luôn giữ tâm trạng vui vẻ khi chơi đàn guitar
Hãy nhớ về lý do mà bạn bắt đầu luyện đàn, bạn chơi đàn là để tìm niềm vui và sự thư giãn, chính vì thế hãy dành thời gian để tận hưởng cả quá trình này thay vì chỉ cố gắng để đạt được kết quả. Luyện đàn, chơi đàn là cả một quá trình dài, hãy hưởng thụ cả quá trình này thay vì chỉ chăm chú vào kết quả mình sẽ đạt được.
Có những lỗi sai nhưng lỗi sai là để bạn tiến bộ thay vì nản lòng. Hãy dành nhiều thời gian để luyện đàn cùng bạn bè, hãy dành nhiều thời gian hơn để chơi những bản nhạc mà bạn yêu thích. Hãy tận hưởng thật nhiều, sáng tạo thật nhiều để không bao giờ cảm thấy nhàm chán hay buồn bã với quá trình học đàn của mình bạn nhé.
Để chơi đàn hay, để trở thành một nghệ sĩ đàn guitar thực thụ, bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian để trau dồi và khổ luyện. Đó là cả một quá trình để đạt đến mục tiêu cuối cùng là chơi đàn một cách chuyên nghiệp. Hãy bắt đầu với một tâm trạng vui vẻ để không bao giờ cảm thấy nản lòng hay từ bỏ giữa chừng bạn nhé.
Xem thêm nhiều mẫu nhạc cụ tại Pianofingers nhé!