Nội dung bài viết
Nhạc Lý Piano Căn Bản – Chương 2
CHƯƠNG 2 – TRƯỜNG ĐỘ ÂM NHẠC
Trong âm nhạc, trường độ là một khoảng thời gian cụ thể. Nó chính là độ dài của một nốt nhạc tùy thuộc vào thời gian tồn tại của sóng âm trong không khí. Trường độ là một đặc tính của nốt và cũng là một trong những nền tảng của nhịp điệu.
1. Nhạc lý Piano căn bản – Trường độ tương đối
1.1. Trường độ tương đối của âm thanh
Trường độ tương đối của âm thanh trong bản nhạc được thể hiện với các ký hiệu khác nhau. Một số dấu nhạc piano căn bản phổ biến bao gồm:
+ Dấu tròn (Whole note) lâu bằng 2 lần dấu trắng (Half note)
+ Dấu trắng (Half note) lâu bằng 2 lần dấu đen (Quarter note)
+ Dấu đen (Quarter note) lâu bằng 2 lần dấu móc đơn (Eighth note)
+ Dấu móc đơn (Eighth note) lâu bằng 2 lần dấu móc đôi (Sixteenth note (x))
+ Dấu móc đôi (Sixteenth note (x)) lâu bằng 2 lần dấu móc ba (Thirty-second note)
+ Dấu móc ba (Thirty-second note) lâu bằng 2 lần dấu móc tư (Sixty-fourth note)
Ngoài ra ta còn có các dấu móc năm, dấu móc sáu,… có trường độ bằng ½ lần các dấu liền trước đó, nhưng rất ít khi được sử dụng.
Như vậy, ta có 1 dấu tròn = 2 dấu trắng = 4 dấu đen = 8 dấu móc đơn = 16 dấu móc đôi = 32 dấu móc ba = 64 dấu móc tư
1.2. Dấu lặng
Dấu lặng là ký hiệu được sử dụng nhằm thể hiện một khoảng dừng (nghỉ) trong tác phẩm.
Ứng với mỗi hình nốt nhạc là một dấu lặng biểu thị khoảng dừng có độ dài bằng với trường độ của nốt đó (nói cách khác là có cùng giá trị với hình nốt đó). Quy tắc kết hợp các dấu lặng để thể hiện các khoảng dừng thì cũng giống như quy tắc với nốt nhạc.
Dấu lặng có hai chức năng:
+ Ngăn cách các tiết nhạc (câu nhạc)
+ Tạo thời gian nghỉ (và thở, chẳng hạn đối với ca sĩ và người chơi nhạc cụ hơi) cho người biểu diễn nhạc.
Bảng minh họa các dấu lặng phổ biến:
1.3. Dấu chấm dôi
Dấu chấm dôi là ký hiệu dấu chấm ngay sau nốt nhạc hoặc dấu lặng, làm tăng thêm ½ lần giá trị trường độ của nốt nhạc hoặc dấu lặng đó. Ví dụ: Nốt đen có chấm dôi (♩.) = giá trị trường độ nốt đen cộng với giá trị trường độ nốt móc đơn (♩ + ♪)
1.4. Dấu nối
Dấu nối là ký hiệu có dạng một đường cong nối các thân nốt nhạc liền kề cùng cao độ lại với nhau. Dấu nối được chia thành 2 loại:
1.4.1. Dấu nối 2 nốt nhạc cùng cao độ (tie): kéo dài trường độ của nốt nhạc đầu tiên thêm giá trị của một (hoặc nhiều) nốt nhạc phía sau. Ví dụ: Một nốt đen nối với nốt trắng tương đương một nốt trắng có chấm dôi.
1.4.2. Dấu nối nhiều nốt nhạc với các cao độ khác nhau (còn gọi là dấu luyến) (slur): báo hiệu diễn tấu các nốt nhạc này một cách liền tiếng với nhau.
1.5. Dấu lưu
Dấu lưu (dấu miễn nhịp) là ký hiệu hình dạng chữ U có dấu chấm ở giữa, được đặt phía trên hoặc phía dưới của nốt nhạc hoặc dấu lặng, báo hiệu nốt nhạc hoặc dấu lặng đó được kéo dài bao lâu tùy ý.
1.6. Ô nhịp
Ô nhịp là phần khuông nhạc được giới hạn bởi 2 vạch nhịp.
Trong một bản nhạc, chúng ta chia bài nhạc thành nhiều ô nhịp. Khi số nhịp (viết ở đầu bản nhạc, xem thêm ở mục số 7) không thay đổi, các ô nhịp sẽ có cùng trường độ (tổng trường độ các nốt nhạc, dấu lặng,… trong từng ô nhịp sẽ bằng nhau).
Ví dụ: bản nhạc dưới đây có số nhịp 4/4, tổng giá trị của từng ô nhịp sẽ bằng 1 nốt tròn.
1.7. Số nhịp
Số nhịp là số dạng phân số được viết ở đầu bản nhạc. Mẫu số cho ta biết phải chia dấu tròn ra làm mấy phần, và tử số cho ta biết trong 1 ô nhịp sẽ có mấy phần như vậy. Ví dụ: số nhịp 2/4 chia dấu tròn thành 4 phần, mỗi phần bằng một dấu đen, trong mỗi ô nhịp sẽ có 2 dấu đen hoặc các ký hiệu nốt nhạc khác nhưng tổng sẽ bằng 2 dấu đen. Ảnh minh họa:
1.8. Phách
Trong một nhịp sẽ được chia thành các quãng thời gian đều nhau, những quãng này được gọi là phách. Mỗi ô nhịp sẽ có những phách mạnh và phách nhẹ, từ đó giúp ta phân biệt được các loại số nhịp như 2/4, 3/4, 4/4, 6/8,…
1.9. Các nhóm dấu bất thường
1.9.1. Liên ba: là 3 nốt nhạc có trường độ bằng nhau được nối liền và ký hiệu thêm số 3, báo hiệu khi diễn tấu 3 nốt này được đánh với trường độ chỉ bằng 2 nốt cùng loại.
1.9.2. Liên năm, sáu, bảy: được viết, có tác dụng và ký hiệu tương tự liên ba, báo hiệu khi diễn tấu các nốt này, ta chỉ đánh với trường độ của 4 nốt cùng loại.
1.9.3. Liên hai: là diễn tấu 2 nốt có trường độ bằng 3 nốt cùng hình dạng. Ví dụ, liên 2 của 2 nốt đen sẽ có trường độ bằng 3 nốt đen, tức bằng nốt trắng có dấu chấm dôi.
1.9.4. Liên tư: diễn tấu 4 nốt nhạc với trường độ bằng 6 nốt cùng hình dạng.
1.10. Các ký hiệu lặp lại
1.10.1. Lặp lại một hình giai điệu nào đó trong cùng một ô nhịp
1.10.2. Lặp lại ô nhịp liền kề phía trước
1.10.3. Một âm thanh hoặc hợp âm cần được thể hiện nhiều lần bằng các dấu nhạc khác, ta chỉ cần ghi nốt hoặc hợp âm đó với trường độ cần diễn đạt, sau đó thêm dấu gạch để biểu đạt.
1.10.4. Lặp lại một đoạn nhạc, ta dùng dấu hồi đoạn.
1.10.5. Dấu lặp theo ô: khi đến dấu quay lại, chúng ta quay lại từ đầu và đánh bình thường, khi đến ô ngay trước ô số 1, ta sẽ bỏ qua ô số 1 mà chuyển sang ô số 2 đánh tiếp tục.
1.10.6. Lặp lại một đoạn nhạc dài hoặc cả bài, ta dùng dấu hồi (khi gặp dấu hồi thứ 2 ta sẽ quay lại dấu hồi thứ 1).
Ngoài ra cũng sẽ có 1 số ký hiệu được viết như sau:
+ D.c: Quay lại từ đầu bài và đi tiếp đến hết.
+ D.c Al Coda: Quay lại từ đầu bài, khi gặp dấu Code (hoặc To Code) thì ta sang Coda.
+ D.c Al Fine: Quay lại từ đầu bài và đánh đến hết bài.
+ D.S: Quay lại từ chỗ có dấu hồi và đi đến hết.
+ D.S Al Fine: Quay lại từ chỗ có dấu hồi và đi đến hết.
+ D.S Al Coda: Quay lại từ chỗ có dấu hồi và đi đến gặp dấu Coda (hoặc To Code) thì ta sang ô có dấu Coda thứ 2.
Nhờ có những dấu quay lại mà các bản nhạc được rút gọn lại rất nhiều, giúp các nhạc sĩ biểu diễn dàn nhạc có thể dễ dàng trình diễn mà không mất nhiều thời gian cũng như bị rối khi nhìn vào bản nhạc.
2. Nhạc lý Piano căn bản – Trường độ âm nhạc tuyệt đối
Để xác định âm thanh (một phách, một nốt đen,…) kéo dài bao lâu, chúng ta dùng ký hiệu nhịp độ (tempo) để diễn tả. Nhịp độ được chia thành 3 loại phổ biến: chậm, vừa và nhanh.
2.1. Nhịp độ đều đặn.
Để chính xác, chúng ta có thể ghi thêm số phách hoặc số dấu nhạc cần diễn tấu trong một phút, gọi tắc là số nhịp độ.
Bảng minh họa các số nhịp độ:
2.2. Ký hiệu nhịp độ thay đổi
Một số ký hiệu nhạc lý nhịp độ thay đổi căn bản và phổ biến:
+ A piacere, Ad libitum: Tốc độ tùy ý theo ý muốn nghệ sĩ
+ Accelerando (accel.): tăng tốc độ lên
+ Alla Breve: nhịp đôi (một nốt trắng là một phách)
+ Allargando (allarg.): Mở rộng (từ từ chậm lại và to dần)
+ Ancora: nhanh hơn/ chậm hơn
+ A tempo, Come prima, Come sopra: trở lại tốc độ ban đầu
+ Calando, Slargando: từ từ chậm lại nhỏ dần
+ Doppio movimento: nhanh gấp đôi
+ Più mosso: nhanh hơn
+ Rallentando (rall.), Ritardando (rit.): chậm lại, giảm tốc độ dần
+ Ritenuto (riten.): chậm lại, giảm tốc độ đột ngột
+ L’istesso tempo: giữ y nhịp cũ dù có thay đổi số nhịp (1 phách ở nhịp trước vẫn bằng 1 phách ở nhịp sau).
Xem thêm: Nhạc Lý Piano Căn Bản – Chương 1